Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 14 tháng 4 năm 2021 | 22:28

Tin ĐBSCL: Đến năm 2045, kim ngạch xuất khẩu tôm có thể đạt 20 tỉ USD

Tại TP. Cần Thơ vừa diễn ra Hội chợ “Triển lãm công nghệ ngành tôm Việt Nam 2021” với chủ đề “Đích đến bền vững”. Theo nhận định, đến năm 2045, kim ngạch xuất khẩu ngành tôm có thể đạt 20 tỷ USD.

 Viêt Nam có thể trở thành nước sản xuất và chế biến tôm số 1 thế giới, (Ảnh Ngọc Trinh).

 

Hội chợ thu hút gần 200 gian hàng của gần 150 doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế liên quan đến hoạt động thủy sản tham gia giới thiệu công nghệ, trang thiết bị trong ngành tôm. Đây là dịp để nhà quản lý, nhà khoa học, nhà kinh doanh, nhà nông chia sẻ, giới thiệu các sản phẩm công nghệ mới, mô hình tiên tiến, kết nối sản xuất, tiêu thụ nhằm nâng cao sản lượng, giá trị.

Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, cho biết, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam vẫn đạt hơn 3,7 tỉ USD. Năm 2021, toàn ngành đặt mục tiêu diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 740.000 ha, sản lượng 930.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 4 tỉ USD.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cho biết, thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển hướng thủy sản là trọng tâm. Những năm qua, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất tôm mang lại hiệu quả, nhiều tập đoàn, công ty tham gia vào các chuỗi giá trị của ngành hàng tôm và đã được nhiều kết quả trong thời gian qua. Do vậy, kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu tôm không chỉ dừng lại ở 3 hay 4 tỉ USD mà sẽ đạt từ 5 đến 6 tỉ USD trong thời gian tới.

Cũng theo ông Luân, giai đoạn 2010-2020, diện tích và sản lượng nuôi tôm có chuyển dịch rõ rệt. Cụ thể, lĩnh vực tôm giống trước đây có 2.400 cơ sở sản xuất tôm giống. Hiện nay, cơ sở sản xuất tôm giống đã giảm rất nhiều, đặc biệt khi triển khai Luật Thủy sản năm 2017, cơ sở sản xuất tôm giống phải đáp ứng đủ điều kiện thì rất nhiều cơ sở nhỏ lẻ, không đủ điều kiện đã được dẹp bỏ.

Trong khi đó, vùng sản xuất tập trung hiện nay cũng tăng lên rất nhiều. Nhiều địa phương có vùng sản xuất tôm công nghệ cao. Đặc biệt, Bạc Liêu có khu công nghệ cao sản xuất tôm. Nhiều địa phương quy hoạch 300-500 ha để nuôi tôm công nghệ cao…

 

 Lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, lãnh đạo UBND TP Cần Thơ cùng lãnh đạo Hội Nghề cá Việt Nam thăm các gian hàng tại hội chợ.

 

Hiện, cả nước có khoảng 200.000 ha nuôi tôm công nghệ cao, trong đó tập trung nhiều ở 2 tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng với diện tích khoảng 168.000 ha. Với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 7% năm của ngành tôm thế giới, dự tính đến năm 2045 tổng sản lượng tôm toàn cầu sẽ đạt khoảng 15 triệu tấn.

Để Việt Nam có thể trở thành cường quốc sản xuất và chế biến tôm số 1 thế giới, chiếm khoảng 25% thị phần tôm toàn cầu với sản lượng khoảng 4 triệu tấn tôm nguyên liệu, giá trị 20 tỉ USD vào năm 2045 thì cần phải xây dựng chiến lược bài bản để đưa ngành tôm phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Liên quan đến vấn đề nay, theo ông Luân, khó khăn bất cập là hạn hán và xâm nhập mặn. Tuy nhiên hai vấn đề này không đáng lo bằng việc ĐBSCL hiện nay chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm và ô nhiễm môi trường với cách nuôi truyền thống.

Một tồn tại rất nguy hiểm là xả thải nuôi tôm công nghiệp lẫn trong vùng nuôi tôm quảng canh, tôm lúa. Quản lý xả thải trong nuôi tôm công nghiệp đối với các địa phương, doanh nghiệp và người dân là điều cảnh báo rất nghiêm trọng.

Chúng ta mong muốn có một ngành tôm phát triển bền vững. Bền vững theo đúng nghĩa chủ động về con giống, quy trình nuôi, vật tư đầu vào, quá trình chăm sóc, thu hoạch, bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội. Nếu không quản lý xả thải, việc bảo vệ môi trường thất bại thì hình ảnh con tôm Việt Nam không tăng lên mà chỉ có giảm đi, ông Luân cảnh báo.

An Giang: Mỏ cát trúng thầu hơn 2.800 tỷ đồng

Cuối tháng 3/2021, Trung tâm Bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp tỉnh An Giang đã tổ chức bán đấu giá công khai mỏ cát trên sông Tiền thuộc xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới với giá khởi điểm 7,2 tỷ đồng. Kết quả, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ T-S.HOME (gọi tắt là Công ty S.HOME) đã trúng đấu giá với số tiền 2.811 tỷ đồng.

Được biệt, mỏ cát này có diện tích 60,3ha, trữ lượng gần 2,4 triệu m3 cát, trước đây đã từng được khai thác. Đến nay, trữ lượng cát bổ sung nên được đưa ra đấu giá khai thác tiếp.

 

 Khai thác cát ở sông Tiền, An Giang.

 

Giá cát sông dùng trong san lấp trên địa bàn tỉnh An Giang cũng như tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL chỉ dao động khoảng 80.000 đồng/mét khối. Do vậy, việc Công ty S.HOME  trúng thầu giá số tiền 2.811 tỷ đồng, với mỏ cát gần 2,4 triệu m3 cát là quá bất thường.

Liên quan vấn đề này, Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, cho biết, sẽ mời và làm việc với đơn vị trúng đấu giá để xác nhận và hướng dẫn thực hiện các nội dung: chứng minh nguồn lực tài chính cụ thể, thống nhất thời gian nộp tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản và phương thức thu tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản thực hiện.

Cụ thể, số tiền Công ty T-S.HOME phải nộp năm đầu tiên trên 140 tỉ đồng để được cấp quyền khai thác. Trong 4 năm tiếp theo, mỗi năm phải nộp trên 667 tỉ đồng. Thời gian khai thác mỏ là 12 năm, mỗi năm khai thác 200.000m3. Trường hợp Công ty T-S.HOME không chứng minh được khả năng tài chính đáp ứng việc nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thì sẽ không còn quyền khai thác của đơn vị trúng đấu giá khu mỏ nêu trên.

Theo đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh An Giang, có khả năng trúng thầu với số tiền khủng khiếp như vậy để làm thủ tục gì đó chứ làm sao mua nổi với giá này. Doanh nghiệp có thể bỏ cái này nhưng được cái kia. Công an đang tìm hiểu vụ việc.

Bệnh tay chân miệng gia tăng nhanh

Thời gian gần đây, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ tiếp nhận bệnh nhân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị bệnh tay chân miệng phải nhập viện điều trị tại đây có xu hướng gia tăng nhanh và diễn tiến khác với mọi năm.

Cụ thể trong quý I/2021, bệnh viện tiếp nhận 629 ca điều trị nội trú và 2.990 ca ngoại trú, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, nhiều chủng virus gây bệnh mới khiến một số trường hợp không xuất hiện các triệu chứng phổ biến của bệnh, nên người nhà chủ quan, dẫn đến bệnh diễn tiến nặng, gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Theo bác sĩ Chuyên khoa II Huỳnh Hùng Dũng, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ, bố mẹ thường lo lắng khi trẻ nổi nhiều mụn nước nhưng điều này cho thấy tình trạng bệnh nhẹ hơn so với nổi các mụn nước ẩn dưới da. Cách điều trị sai lầm mà hầu hết các bậc phụ huynh thường hay mắc phải chính là bôi thuốc màu lên các mụn bỏng nước, làm che khuất hình dạng, gây ra nhiều khó khăn khi bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh.

 Bệnh chân tay miệng đang có xu hướng tăng nhanh tại ĐBSCL (ảnh: TTXVN).
 

Cũng theo bác sĩ Dũng, bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ. Điều nguy hiểm ở căn bệnh này là hiện chưa có vaccine ngừa bệnh, cũng như không có thuốc điều trị đặc hiệu. Một số trường hợp, bệnh có thể diễn tiến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Hơn nữa, bệnh lây nhiễm khá nhanh và có khả năng gây thành dịch lớn.

Phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng hiện nay đều chỉ tập trung nâng đỡ thể trạng bệnh nhân, giảm đau ở các vết lở do bóng nước, hạ sốt, giảm thiểu và ngăn chặn những biến chứng nặng của bệnh. Sau khoảng 7-10 ngày, virus sẽ tự già và chết, đồng nghĩa với bệnh sẽ khỏi.

Bệnh tay chân miệng lây truyền qua đường ăn uống, tiếp xúc và chất thải. Do đó, để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, các bác sĩ khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; ăn chín, uống chín; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng; thường xuyên khử khuẩn các bề mặt, dụng cụ trẻ tiếp xúc hàng ngày; giữ vệ sinh khu nhà tiêu…

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top