Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 14 tháng 5 năm 2020 | 23:11

Tin ĐBSCL: Giá gạo xuất khẩu cao nhất trong 2 năm qua

Những ngày đầu tháng 5, sau khi được phép xuất khẩu gạo bình thường trở lại, giá gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng và đang ở mức cao nhất trong 2 năm qua. Cụ thể, gạo Việt Nam loại 5% tấm đang bán ở mức 468 - 472 USD/tấn.

gạo-việt-nam-loại-5-tấm-đang-bán-ở-mức-468-472-usd-tấn.jpg

Hiện, giá gạo xuất khẩu cao nhất trong 2 năm qua.

 

Nguyên nhân được cho là nguồn cung vụ lúa đông xuân đã cạn, lúa hè thu vẫn chưa tới kỳ thu hoạch rộ, nên đã đẩy giá gạo xuất khẩu tăng cao. Đây là tiền đề tốt tiêu thụ lúa hè thu sắp tới.

Vụ hè thu 2020, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL xuống giống hơn 750.000 ha, sắp đến kỳ thu hoạch. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, các trà lúa đang trổ chín, do thuận lợi về thời tiết nên năng suất ước đạt 7 - 8 tấn/ha.

Dự kiến vụ hè thu này, toàn vùng ĐBSCL sẽ đạt sản lượng 8,7 triệu tấn lúa. Trong đó, sẽ có khoảng 2,3 - 2,4 triệu tấn gạo hàng hóa cung ứng cho xuất khẩu. Giá lúa Hè Thu năm nay sẽ rất tốt, hiện giá lúa tươi ngoài đồng đang dao động từ 5.100 - 5.200 đồng/kg, người dân rất phấn khởi.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam khuyến cáo, giá gạo hiện nay tăng tại hầu khắp các thị trường, nhưng cần lưu ý tồn kho trong dân tại khu vực châu Á tăng có thể tác động đến nhu cầu trong thời gian tới.

Quý I/2020, xuất khẩu gạo của cả nước đạt 1,52 triệu tấn, thu về 700,81 triệu USD. Như vậy, cộng dồn 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo ước đạt 1,9 triệu tấn thu về 886 triệu USD, giảm 7,9% về khối lượng và giảm 0,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Trong 3 tháng đầu năm, giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 461,9 USD/tấn, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Sầu riêng tại vườn giá chỉ còn 25.000 đồng/kg

Thời điểm này đang vào mùa chính vụ sầu riêng ở ĐBSCL (chủ yếu là giống Ri 6) nhưng giá bán tại vườn đang giảm rất mạnh khiến người trồng sầu riêng vì thua lỗ. Nguyên nhân là việc xuất khẩu sang Trung Quốc đang gặp khó khăn cũng như chất lượng sầu riêng năm nay giảm đáng kể. Giá sầu riêng tại nhà vườn chỉ còn 25.000 đồng/kg.

 

sầu-riêng-bán-lẻ-vẫn-còn-khá-cao.jpg
Trong khi giá sầu riêng tại vườn rẻ nhưng bán lẻ vẫn khá cao.

 

Phòng NN&PTNT huyện Cai Lậy, Tiền Giang, xác nhận giá sầu riêng tại các nhà vườn ở huyện đang giảm khá sâu. Cách nay khoảng một tháng, giá sầu riêng mua sô tại vườn từ 35.000-36.000 đồng/kg (riêng sầu riêng được tuyển chọn khoảng 45.000 đồng/kg). Sau đó, giá giảm dần, từ đầu tháng 5 này giảm mạnh xuống còn 25.000-26.000 đồng/kg, riêng sầu riêng ngon nhất (loại 1) cũng chỉ còn 35.000 đồng/kg.

Do xuất khẩu đang gặp khó khăn, nhất là Trung Quốc nên sầu riêng hiện nay chủ yếu tiêu thụ nội địa. Ngoài ra, tình trạng xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng sầu riêng tại huyện. Theo đó, sầu riêng mùa này có nhiều trái bị èo uột, ít múi và bị sượng.

Huyện Cai Lậy, Tiền Giang có trên 9.000 ha sầu riêng, trong đó có khoảng 8.100 ha đang cho trái. Với diện tích này, Cai Lậy là huyện chuyên canh cây sầu riêng của tỉnh và cả vùng ĐBSCL.

Bạc Liêu: Người nuôi tôm thiệt hại hơn 6.200 ha

Từ đầu tháng 3 đến nay, do ảnh hưởng thời tiết bất lợi, nắng nóng gay gắt và xuất hiện những cơn mưa lớn chuyển mùa khiến cho người nuôi tôm tỉnh Bạc liêu gặp nhiều khó khăn do tôm nhiễm bệnh và chết.

 

han-man-ky-luc-100-nam-nghe-chuyen-gia-hien-ke-dspl.jpg
Nắng nóng, thời tiết bất lợi làm tỉnh Bạc Liêu thiệt hại 6.200 ha tôm.
 

Theo thống kê, toàn tỉnh có hơn 6.200 ha tôm nuôi bị thiệt hại, trong đó có gần 1.800 ha bị thiệt hại từ 70% trở lên, tập trung nhiều ở huyện Phước Long.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Phước Long, ở đầu vụ nông dân trong huyện thả tôm nuôi có phần thuận lợi do nguồn nước mặn được ngành chức năng tỉnh điều tiết đảm bảo đáp ứng yêu cầu. Từ giữa đến cuối vụ, việc nuôi tôm của nông dân gặp nhiều khó khăn, nhất là vào thời điểm tháng 3 khi thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ môi trường và độ mặn trong vuông tăng cao.

Sau đó lại xuất hiện những cơn mưa lớn chuyển mùa làm biến động mạnh các thông số môi trường nước trong vuông nuôi ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của tôm.

Bên cạnh đó, nguồn nước trên các trục kênh dẫn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm do nguồn nước từ những ao tôm nuôi bị thiệt hại xả ra nhưng lại được nhiều hộ tiếp tục lấy đưa vào vuông nuôi tôm khiến nguồn bệnh lây lan, tôm nuôi bị thiệt hại ngày càng nhiều.

Hiện, toàn huyện Phước Long có hơn 4.000 ha tôm nuôi bị nhiễm bệnh, mức độ nhiễm bệnh trung bình từ 30% - 70%.

Để giảm rủi ro, nhiều nông dân đã chủ động thu hoạch khi tôm vừa đạt kích cỡ thương phẩm. Cùng với đó, ngành chức năng huyện cũng đang triển khai nhiều biện pháp để giúp nông dân phòng chống dịch, bệnh trên tôm, đặc biệt là hướng dẫn nông dân lấy nước, xử lý nguồn nước trước khi đưa vào vuông nuôi tôm.

An Giang: Bắt giữ nhiều vụ lợn nhập lậu

Vào lúc 00 giờ 55 phút ngày 12/5, nhận được tin báo từ quần chúng, Chi cục Hải quan cửa khẩu Vĩnh Xương phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan và Trạm Biên phòng cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (Tổ công tác) triển khai lực lượng tuần tra, kiểm soát trên sông Tiền tại khu vực biên giới thuộc ấp 1, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu (An Giang), phát hiện một chiếc xuồng máy đang chạy từ hướng Campuchia về Việt Nam có nhiều dấu hiệu nghi vấn.

 

20_08_53_20200512090534_56912.jpg
 Một số con lợn bị lực lượng chức năng bắt giữ.

 

Tổ công tác ra tín hiệu, yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra. Khi bị yêu cầu dừng, người điều khiển phương tiện đã cho xuồng máy chạy vào nội địa. Tổ công tác tiến hành truy đuổi. Khi bị lực lượng chức năng áp sát, người điều khiển phương tiện bỏ chạy về phía Campuchia, bỏ lại 30 con lợn trên xuồng máy.

Trước đó, lúc 11 giờ 20 phút, ngày 11/5, Tổ công tác trên cũng đã mật phục tại khu vực ấp 5, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu và phát hiện, bắt giữ 18 con lợn nhập lậu. Cùng địa điểm trên, ngày 7/5, Chi cục Hải quan cửa khẩu Vĩnh Xương phối hợp với Trạm Biên phòng cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương bắt giữ 13 con lợn, trọng lượng 1.074 kg, trị giá khoảng 86 triệu đồng.

Như vậy, liên tiếp trong 5 ngày từ 7/5 đến 12/5, Tổ công tác đã phát hiện và bắt giữ 3 vụ lợn nhập lậu, số lượng 61 con. Hiện các vụ việc đang được tiếp tục xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định.

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top