Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 4 tháng 9 năm 2020 | 23:40

Tin ĐBSCL: Giá tôm nguyên liệu tăng

Do ảnh hưởng của dịch Covid sau một thời gian dài rớt giá, những ngày gần đây giá tôm nguyên liệu ở ĐBSCL bắt đầu tăng trở lại khiến người dân phấn khởi.

tom.jpg

 Người nuôi tôm phấn khởi vì giá tôm nguyên liệu tăng trở lại (Ảnh Trọng Linh).

 

Ông Tô Quốc Thắng, thương lái thu mua tôm tại khu vực huyện Phước Long (Bạc Liêu) cho biết, mấy ngày qua, tôm bắt đầu tăng giá trở lại: Tôm thẻ loại 100 con/kg có giá 70.000 đồng. Loại 40 con/kg có giá 110.000 đồng. Loại 30 con/kg giá 115.000 đồng/kg. Loại 20 con/kg giá 140.000 đồng, tăng trung bình trên 10.000 đồng/kg.

Theo anh Nguyễn Văn Linh, ở thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, vụ trước anh thả nuôi hơn 30.000 con tôm sú, sau hơn 3 tháng, tôm đạt trọng lượng khoảng 40 con/kg. Nhưng ngày gần đây, tôm sú bán với giá 140.000 đồng/kg (loại 40 con/kg), mỗi ngày bán được khoảng 10 kg cũng kiếm được 1,4 triệu đồng.

Trong khi đó, theo ông Trương Phước Hiền, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phước Long, giá tôm thời gian qua bắt đầu tăng trở lại, nông dân phấn khởi tiếp tục cải tạo ao, mở rộng diện tích nuôi. Cụ thể, tôm sú 30 con/kg có giá khoảng 200 ngàn đồng, tôm thẻ 30 con/kg khoảng 160 ngàn đồng. toàn huyện có tổng diện tích trên 14.600 ha, đến nay đã thả được 7.100 ha tôm càng xanh trên đất lúa - tôm. Diện tích còn lại sẽ tiếp tục thả nuôi tôm thẻ và tôm sú trên đất lúa - tôm và một phần đất chuyên tôm..

Còn theo ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), huyện Hồng Dân nuôi tôm sú và tôm càng xanh là chính. Hiện người nuôi đang bắt đầu thu hoạch vụ 2, giá tôm liên tục tăng, nông dân vui mừng phấn khởi, vừa trúng mùa lại được giá.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của tỉnh Bạc Liêu đạt trên 163.800 tấn. Diện tích nuôi trồng của tỉnh hơn 131.000 ha, trong đó nuôi tôm hơn 123.000 ha.

Tại Cà Mau, tôm sú loại 20 con/kg có giá 195.000 đồng; loại 30 con/kg, giá 165.000 đồng; loại 40 con/kg, giá 145.000 đồng. So với thời điểm đầu tháng 8, tôm sú tăng 10 ngàn đồng/kg. Trong khi đó, tôm thẻ loại 100 con/kg, giá 83.000 đồng; loại 70 con/kg, giá 97.000 đồng; 60 con/kg, giá 105.000 đồng; 50 con/kg, giá 115.000 đồng; 40 con/kg, giá 130.000 đồng/kg; 30 con/kg, giá 150.000 đồng.

Theo ông Nguyễn Trúc Giang, Trưởng phòng Nông  nghiệp và PTNT huyện Cái Nước (Cà Mau), thời tiết  thời gian qua rất thuận lợi, nhờ vậy, tôm nuôi phát triển khá tốt. Giá tôm tăng là tín hiệu vui. Người nuôi nên chọn đúng thời điểm thả tôm giống. Ngoài ra, chọn nuôi cỡ phù hợp với nhu cầu thực tế.

 

Cần Thơ: Kiến nghị xây dựng 11,218km kè chống sạt lở

Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn thành phố Cần Thơ, trong 8 tháng năm 2020, thành phố xảy ra 26 đợt lốc xoáy, 30 điểm sạt lở, làm sập và hư hỏng 684 căn nhà; 5 người chết, tổng thiệt hại tài sản trên 21 tỉ đồng.

Cần Thơ: Kiến nghị hỗ trợ đầu tư xây dựng 11,218km kè chống sạt lở

Một vụ sạt lở bờ sông Ô Môn (TP. Cần Thơ).

 

Tình trạng mưa dông, triều cường tiếp tục xảy ra trong những tháng sắp tới, đe dọa sinh hoạt, sản xuất của người dân.  Cần Thơ đã gia cố trên 3km kè chống sạt lở bằng các giải pháp truyền thống; xây dựng 10 công trình kè chống sạt lở và đưa vào sử dụng với tổng chiều dài 18,476km, kinh phí thực hiện 2.639 tỉ đồng.

Hiện có 8 công trình kè chống sạt lở đang triển khai thực hiện với tổng chiều dài 21,12km, kinh phí thực hiện 2.345 tỉ đồng; 6 công trình kè chống sạt lở đang trong giai đoạn lập dự án đầu tư, tổng chiều dài 5,735km, kinh phí thực hiện 681,61 tỉ đồng. Khi các công trình hoàn thành góp phần ổn định bờ sông, an toàn cho người dân và phát triển đô thị tại địa phương.

Tuy nhiên, khi triển khai các công trình đang gặp một số khó khăn về kinh phí đầu tư nên chưa đáp ứng yêu cầu. Trước thực trạng trên TP. Cần Thơ kiến nghị Trung ương đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 với 8 công trình kè chống sạt lở, tổng chiều dài 11,218km, kinh phí thực hiện 1.904 tỉ đồng.

 

An Giang: Trình Thủ tướng xây hồ trữ nước ngọt ở vùng Tứ giác Long Xuyên

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, những năm gần đây, mùa lũ ở ĐBSCL không còn xuất hiện theo quy luật tự nhiên. Để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, UBND tỉnh An Giang đang trình Thủ tướng Chính phủ, chờ bộ ngành cho ý kiến về dự án xây hồ trữ nước ngọt và cấp nước ngọt Trà Sư - Tri Tôn. Việc xây dựng hồ trữ ngọt tự nhiên cho vùng Tứ giác Long Xuyên đang rất cần thiết nhằm điều tiết lũ, cung cấp nước cho vùng cũng như khu vực ĐBSCL.

Theo thiết kế ban đầu, dự án hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư - Tri Tôn có tổng diện tích 3.050 ha, tổng chiều dài bờ bao 37,4 km, phục vụ tưới 30.000 ha đất nông nghiệp. Với cao độ mặt đất khu vực dự án trung bình 1,26m, để hạ thấp cao độ xuống thành 0m, cần nạo vét hơn 137 triệu m3 đất. Hồ chứa dự kiến có 6 cửa vận hành, sử dụng máy bơm và cửa cống thay thế cho các đập cao su.


 Việc xây dựng hồ trữ ngọt tự nhiên cho vùng Tứ giác Long Xuyên rất cần thiết nhằm điều tiết lũ, cung cấp nước cho vùng cũng như khu vực ĐBSCL (Ảnh: Lê Hoàng Vũ).

 

Về mặt kỹ thuật, đây là công trình nằm trong hệ thống thủy lợi của vùng, được quản lý bởi Hội đồng Quản lý thủy lợi vùng Tứ giác Long Xuyên. Trong đó, Chủ tịch Hội đồng là Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Phó Chủ tịch Hội đồng, gồm: Tổng cục Thủy lợi, UBND tỉnh An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ. Về mặt thể chế, dự án phù hợp với quy hoạch, phát triển của các địa phương trong vùng Tứ giác Long Xuyên.

Theo ông Thư, ngoài xây dựng hồ trữ nước ngọt lớn, An Giang cũng đang triển khai xây dựng từng khu trữ nước ngọt khác nhau trong giai đoạn 10 năm sắp tới. Trước mắt tỉnh đưa 2 giải pháp căn cơ để thực hiện trữ nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân trong mùa khô.

Thứ nhất, là chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách căn cơ, giảm diện tích sản xuất lúa, đặc biệt lúa hè thu, chuyển sang các đối tượng cây trồng cạn: xoài, chuối, hoa màu các loại, trong đó có cây cao lương.

Thứ hai, An Giang khuyến khích ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm. Bên cạnh đó xây dựng các mô hình trữ nước ngọt ở nhiều cấp độ khác nhau. Chẳng hạn như cấp độ doanh nghiệp làm trang trại hay HTX cần có nơi dự trữ nước ngọt. Từng địa phương phải có nơi trữ nước ngọt. Các tiểu vùng phải có nơi trữ nước ngọt gắn với sinh kế như trồng sen, rau thủy canh, nuôi cá, du lịch sinh thái.

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top