Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 23 tháng 7 năm 2020 | 23:0

Tin ĐBSCL: Xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo sẽ cán đích trong năm 2020

Thuận lợi về thị trường, nhu cầu gạo thế giới tăng, Bộ NN&PTNT dự báo, mục tiêu xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo trong năm 2020 có thể sẽ cán đích. Tháng 8 tới, Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ là một động lực cho lúa gạo xuất khẩu đi các thị trường khó tính.

111.jpg

 Năm 2020 xuất khẩu cán đích 6,7 triệu tấn gạo.

 

Ở ĐBSCL vụ lúa hè thu ở vùng đầu nguồn sông Cửu Long sắp hết mùa thu hoạch, nguồn cung bắt đầu giảm, giá lúa đang có xu hướng tăng mạnh.

Tại tỉnh An Giang giá lúa tươi giống Đài Thơm 8 tăng giá khá mạnh 5.700 đ/kg, cao hơn 200-300 đ/kg so 2 tuần trước. Lúa OM5451 giá 5.300 - 5.400 đồng/kg, OM6976 giá 5.300 - 5.400 đ/kg. Lúa IR 50404 giá 5.100-5.200 đ/kg, tăng 150-200 đ/kg.

Theo dự báo nhiều khả năng thị trường gạo Trung Quốc sẽ nhập gạo số lượng lớn do thiên tai nặng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo của Campuchia khoảng trên 397.000 tấn, trị giá hơn 264 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi theo Liên đoàn Gạo Campuchia (CRF), Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Campuchia, chiếm 37% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của nước nầy, kế đó là EU và Anh.

Ở một diễn biến khác, gạo Việt xuất khẩu chờ đón cơ hội mới từ Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8. Khi đó, nhiều mặt hàng nông sản, đặc biệt là gạo Việt Nam sẽ được miễn thuế nhập khẩu vào EU. Số liệu ban đầu, hạn mức hằng năm là 80.000 tấn, trong đó có 20.000 tấn gạo chưa xay xát, 30.000 tấn gạo xay xát và 30.000 tấn gạo thơm.

Mới đây, Cục Xuất nhập khẩu, (Bộ Công thương) công bố danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đến ngày 15/7. Theo danh sách này, cả nước có 192 doanh nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Trong đó, Cần Thơ có số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước với 41 doanh nghiệp, tiếp đó là TP. HCM với 34 doanh nghiệp, Long An 25 doanh nghiệp, An Giang 20 doanh nghiệp, Đồng Tháp 17 doanh nghiệp, Hà Nội 7 doanh nghiệp, Kiên Giang 6 doanh nghiệp và Nghệ An 6 doanh nghiệp.

Theo Bộ Công thương, 6 tháng đầu năm 2020 sản lượng xuất khẩu gạo đạt 3,54 triệu tấn, trị giá 1,73 tỷ USD, tăng 5,6% về lượng và 19,3% về giá trị. Với những thuận lợi về thị trường, đặc biệt là nhu cầu gạo thế giới tăng cao từ khi dịch Covid-19 bùng phát, các doanh nghiệp gạo Việt Nam đang có cơ hội gia tăng sản lượng và giá xuất khẩu gạo.

Bộ NN&PTNT dự báo, mục tiêu xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo trong năm 2020 có thể sẽ cán đích.

Doanh nghiệp bao tiêu 3.500 tấn thanh long

Giờ đây, hơn 150 nông dân trồng thanh long ở huyện Châu Thành và Tân Trụ, (Long An) là thành viên trong Hiệp hội Thanh long Long An không còn lo chuyện trúng mùa rớt giá vì mới đây Tập đoàn Lavifood đã ký hợp đồng bao tiêu 3.000 - 3.500 tấn thanh long. Hiện, 200 tấn thanh long ruột đỏ là lô hàng đầu tiên trong chuỗi ký kết bao tiêu 100 ha thanh long ruột đỏ đã được thu mua.

 

thành-viên-trong-hiệp-hội-thanh-long-long-an-thu-hoạch-trái-chín-bán-cho-lavifood-theo-hợp-đồng-đã-ký.jpg

Thành viên trong Hiệp hội thanh long Long An thu hoạch thanh long bán cho Lavifood theo hợp đồng đã ký. 

 

Ông Nguyễn Văn Lý, ở xã Thanh Phú Long (Châu Thành, Long An) tâm sự, từ nay gia đình không còn lo chuyện thanh long rớt giá vì đã được Lavifood ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Trái chín, thu hoạch chở đến điểm thu mua của doanh nghiệp bán nhận ngay 30% tiền đặt cọc, giao hàng dứt điểm được nhận tiền trong thời gian một tuần. Hiện tại, thanh long ruột đỏ loại I được doanh nghiệp thu mua với giá 30.000 đồng/kg; loại II: 20.000 đồng/kg; loại III: 14.000 đồng/kg, loại IV: 10.000 đồng/kg.

Ông Vũ Mai Anh Huy, Giám đốc phụ trách phát triển vùng trồng, (Tập đoàn Lavifood) cho biết, bước đầu thực hiện chuỗi ký kết hợp đồng sản xuất, bao tiêu sản phẩm thanh long còn gặp một số khó khăn như: Bà con chưa quen với cách mua bán sản phẩm theo quy trình sạch, lo sợ giá cả không bằng bán trái chín tại vườn. Để giải bài toán này, tập đoàn cùng với Hiệp hội đã xây dựng chuỗi sản xuất gắn với bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

Trên cơ sở này doanh nghiệp hỗ trợ và đốc thúc bà con cùng bắt tay phát triển chuỗi giá trị thanh long để giảm rủi ro bởi sự chi phối về giá của các thương nhân Trung Quốc và đối tác nhập khẩu. Mô hình này khuyến khích nhà vườn trồng thanh long bán trái chín trực tiếp cho doanh nghiệp với giá thoả thuận và bà con không phải lo chuyện trúng mùa rớt giá.

Ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An cho biết, chương trình thoả thuận hợp tác với Lavifood bao tiêu 100 ha thanh long, tương ứng số lượng 3.000 - 3.500 tấn thanh long theo quy trình sạch, có nhật ký canh tác. Về giá, công ty thu mua theo thỏa thuận tại từng thời điểm và không thấp hơn giá thị trường. Hiện tại, Lavifood đang thực hiện hợp đồng ký kết và đã thu mua được 200 tấn thanh long ruột đỏ của các thành viên trong hiệp hội.

Bước đầu thực hiện, người dân còn rất e dè, bà con sợ bán trực tiếp cho doanh nghiệp không bằng với bán trái chín tại vườn. Tuy nhiên, tại thủ phủ vùng thanh long Châu Thành đã có khoảng 20% nhà vườn đã bắt tay thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ theo hợp đồng. Với cách làm này, đề án chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ ngày sẽ càng có nhiều người dân tin tưởng vào dự án này càng nhiều, ông Trịnh cho biết thêm.

Theo ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở Công thương Long An, toàn tỉnh hiện có hơn 12 nghìn ha thanh long, sản lượng đạt hơn 400 nghìn tấn/năm. Bước đầu, doanh nghiệp đã ký kết hợp tác thu mua và tiêu thụ được khoảng 150 ha của nhà vườn trên địa bàn huyện Châu Thành và Tân Trụ. Sản phẩm thanh long đạt chất lượng được doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thông qua hệ thống phân phối của doanh nghiệp tại thị trường này.

Đối với trái thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP, doanh nhiệp thu mua xuất khẩu sang Australia. Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP được doanh nghiệp hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ chi phí công nhận lần đầu và tái công nhận chứng nhận Global GAP mỗi năm. Đây là tiền đề giúp cho cây thanh long Long An tiến tới sản xuất ổn định và bền vững trong tương lai.

An Giang thu giữ gần 3.500 gói thuốc lá lậu

Chiều 23/7, Công an huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) cho biết, cơ quan này vừa phát hiện, triệt xóa 2 điểm tập kết thuốc lá thu giữ gần 3.500 gói thuốc lá điếu ngoại các loại.

 

img_2495.gif

 Lực lượng chức năng tạm giữ số thuốc lá nhập lậu.

 

Theo đó, khoảng 3 giờ cùng ngày, khi tuần tra đến khu vực ấp Bình An 1, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tổ công tác chống buôn lậu công an huyện Châu Thành phát hiện một nhóm đối tượng đang tập kết nhiều bọc ni lông màu đen, nghi là hàng hóa nhập lậu nên tiếp cận kiểm tra. Phát hiện công an, các đối tượng bỏ lại phương tiện cùng hàng hóa tẩu thoát. Tiến hành kiểm tra lực lượng chức năng phát hiện 1.490 gói thuốc lá ngoại nhập lậu nhãn hiệu Hero và Jet.

Đến khoảng 5 giờ sáng cùng ngày, lực lượng chống buôn lậu Công an huyện Châu Thành tiếp tục phát hiện tại một bãi đất trống cặp Quốc lộ 91, thuộc ấp Hòa Phú 1, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, có nhiều bọc ni lông màu đen bên trong có chứa 2.000 gói thuốc lá nhập lậu nhãn hiệu Ram. Tại thời điểm bắt giữ không ai thừa nhận là chủ sở hữu số hàng trên, tổ công tác tiến hành lập biên bản tạm giữ để tiếp tục xác minh làm rõ, xử lý theo quy định.

Hoàng Văn (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top