Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 13 tháng 3 năm 2020 | 10:43

Tin miền Trung: Các địa phương thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tại hội nghị trực tuyến về thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch Covid-19 vào chiều 12/3 tại Hà Nội, các tỉnh miền Trung đang tìm mọi biện pháp để thúc đẩy nông nghiệp.

Nghệ An: Chủ động và quyết liệt tổ chức sản xuất nông nghiệp
 
Ông Nguyễn Văn Đệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An, hiện nay tại Nghệ An, toàn tỉnh đã gieo trồng trên 124.903 ha cây trồng các loại, số gia súc, gia cầm hiện có gần 730.000 con trâu bò, tổng đàn lợn trên 864.000 con, trên 26 triệu con gia cầm…
 
nam-đàn-nghệ-an.jpg
Mô hình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở huyện Nam Đàn (ảnh báo NA)
Trước những khó khăn do dịch  Covid 19 gây ra, Nghệ An chủ trương chủ động và quyết liệt tổ chức sản xuất nông nghiệp, nhất là các mặt hàng thiết yếu như gạo, thịt cá, rau xanh… đảm bảo cung ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng. Chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đa dạng sản phẩm, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ. Đồng thời tăng cường phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, không để dịch chồng lên dịch.
 
Điển hình về công tác chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở Nghệ An có  huyện Nam Đàn, khi cây lúa chỉ chiếm khoảng 60% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện, số còn lại là hoa màu và các loại cây ăn quả giá trị cao khác như mô hình 5 ha trồng cây ăn quả, phát triển du lịch sinh thái của ông Phạm Ngọc Lợi ở xã Nam Nghĩa (Nam Đàn).
 
Hà Tĩnh: Tháo gỡ cho doanh nghiệp và đồng hành cùng nông dân
 
Theo ông Đặng Ngọc Sơn,  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh,  tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn ổn định. Trong đó, các đối tượng dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi trong tầm kiểm soát. Đến nay, toàn tỉnh chỉ còn 2/175 xã có lợn nhiễm dịch tả châu Phi chưa qua 30 ngày; dịch cúm A/H5N1, A/H5N6 được cảnh báo sớm, chưa xuất hiện; bệnh đạo ôn trên lúa trong tầm kiểm soát tốt...Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ một số mặt hàng vẫn còn khó khăn, nhất là 4 nhóm sản phẩm: Nông sản, chè, gỗ và thủy sản.
 
hà-tĩnh.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn (ảnh Báo HT)

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị các địa phương, đơn vị tăng cường chủ động, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN&PTNT để thực hiện tháo gỡ, đồng hành và tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, người dân trong việc khôi phục sản xuất.
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh kêu gọi toàn ngành chung tay thúc đẩy sản xuất, phấn đấu đưa kết quả ngành nông nghiệp đạt chỉ số tốt nhất trong điều kiện khó khăn, nhất là trong điều kiện dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
 
Quảng Bình: Tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
 
Quảng Bình hiện có 18 cơ sở sản xuất trồng trọt có ứng dụng công nghệ cao (CNC) với diện tích khoảng 100ha, trong đó, thành phố Đồng Hới có 4 cơ sở, Bố Trạch 5 cơ sở, Lệ Thủy 4 cơ sở, Quảng Trạch 2 cơ sở, các huyện Tuyên Hóa, Ba Đồn và Quảng Ninh mỗi huyện có 1 cơ sở. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có ứng dụng CNC chủ yếu là trồng rau, củ, quả an toàn, cây dược liệu, hoa. Các CNC được áp dụng gồm nhà màng, nhà lưới có điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng; trồng trên giá thể, thủy canh… Trong đó, có một số mô hình nổi bật, như: Công ty TNHH nông nghiệp CNC Tuệ Lâm ở huyện Bố Trạch với mô hình trồng sâm Bố Chính; trang trại nông nghiệp CNC của Công ty cổ phần thực phẩm sạch Đông Dương ở thành phố Đồng Hới…
 
mo-hình-trồng-sâm-bố-chính-ở-quảng-bình.jpg
Mô hình trồng sâm Bố Chính ở Quảng Bình
Về chăn nuôi, cả tỉnh có 3 cơ sở sản xuất lớn có ứng dụng CNC, gồm: trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc của Công ty TNHH chăn nuôi Buntaphan Quảng Bình (Quảng Ninh); trang trại vỗ béo bò thịt của Công ty TNHH Lê Dũng Linh (Quảng Trạch); trang trại chăn nuôi của Công ty TNHH Tabico với quy mô 300 con lợn nái sinh sản (Bố Trạch)... Ngoài ra, tỉnh ta có nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản có áp dụng CNC trong sản xuất như: Công ty cổ phần Thanh Hương có diện tích mặt nước nuôi tôm thương phẩm 20ha tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh với sản lượng từ 400-500 tấn/năm; Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, chi nhánh Quảng Bình đầu tư tại huyện Lệ Thủy, có diện tích mặt nước nuôi khoảng 30ha, sản lượng con giống từ 1,8-2 tỷ con giống và thu từ 200-300 tấn tôm thương phẩm.
 
Về lâm nghiệp, trên địa bàn tỉnh có một số doanh nghiệp đang đầu tư các dự án chế biến gỗ rừng trồng có áp dụng CNC…
 
Ông Trần Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND, muốn phát triển nông nghiệp CNC cần phát triển nguồn nhân lực toàn diện phục vụ cho lĩnh vực này; tích cực vận động các doanh nghiệp, cá nhân xây dựng các cơ sở sản xuất theo hướng hiện đại, ứng dụng CNC. Đồng thời, tìm các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng, phù hợp với điều kiện của tỉnh để đưa vào sản xuất; mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp CNC…
 
Quảng Trị: Đột phá trong chuyển đổi giống cây trồng ở Triệu Trạch
 
Tại xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong nhiều nông dân đã chú trọng chuyển đổi cây trồng phù hợp, để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong đó, giống ổi Đài Loan được người dân nơi đây lựa chọn đưa vào sản xuất đã tạo bước đột phá mới trong chuyển đổi giống cây trồng ở địa phương.
 
anh-suong-thu-hoach-oi-tp.jpg
Người nông dân thu hoạch ổi Đài Loan ở Triệu Lạch
Bên cạnh những loại cây trồng chủ lực như lúa, dưa hấu, các mô hình như dưa leo, lạc, sen, trồng rừng…, 5 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã đã lựa chọn giống ổi Đài Loan vào trồng. Đây là giống ổi ngắn ngày, chỉ mất từ 7-12 tháng trồng, chăm sóc là đã có thể cho thu hoạch. Loại cây này có nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với những giống ổi địa phương như quả to, sáng bóng, ăn rất giòn và ngọt, đặc biệt là rất ít hạt. Ổi Đài Loan là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, được lựa chọn vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của nhiều người tiêu dùng. Nắm bắt nhu cầu đó, nhiều hộ dân ở Triệu Trạch đã quyết định chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng ổi Đài Loan để có thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng/hộ/năm.
 
Mô hình trồng ổi Đài Loan đang được nhân rộng trên địa bàn xã Triệu Trạch, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp. Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Trạch Lê Hoài cho biết: “Những năm qua, xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhờ vậy, nhiều hộ dân đã thay đổi nhận thức, chuyển đổi nhiều mô hình cây trồng mới cho năng suất, chất lượng cao, chú trọng khâu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu biểu như mô hình dưa hấu Long Quang và gần đây là mô hình ổi Đài Loan. Thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, chuyển đổi những cây trồng, vật nuôi phù hợp, hiệu quả vào sản xuất, chăn nuôi để tăng thu nhập, cải thiện đời sống, trong đó chú trọng những giống cây trồng, vật nuôi có hướng phát triển bền vững”.
 
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao giá trị cây nông nghiệp đang là một hướng đi có hiệu quả ở các địa phương, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
 
Nhiều tỉnh, thành đã có sự hỗ trợ doanh nghiệp trong lúc khó khăn để sản xuất, cùng người nông dân phát triển sản xuất, nhất định chúng ta sẽ vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2020 đã đề ra.
 
 
 
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top