Tin miền Trung: Tập trung tái đàn lợn sau dịch tả lợn châu Phi
Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, nhiều địa phương đang có nhiều hỗ trợ để người chăn nuôi tái đàn, tuy nhiên việc tái đàn cũng đang gặp nhiều khó khăn.
Nghệ An: Huyện Diễn Châu chi hơn 19 tỷ đồng hỗ trợ cho nông dân bị thiệt hại
Dịch tả lợn châu Phi bắt đầu xảy ra tại xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu vào tháng 4/2019, sau đó lây lan ra toàn huyện, với 36 xã, trong đó có nhiều xã bùng phát lại đến lần thứ 4.
Đến nay, sau 1 năm Diễn Châu đã phải tiêu hủy 15.030 con lợn, chiếm gần 1/4 tổng đàn với tổng số 647.291 kg.
Tổng số tiền hỗ trợ cho chống dịch và hỗ trợ bà con nông dân có lợn bị tiêu hủy là hơn 19 tỷ 192 triệu đồng và 7.793 lít hóa chất
Tuy dịch được khống chế nhưng huyện Diễn Châu vẫn chỉ đạo các địa phương duy trì các hoạt động phòng, chống dịch trên đàn gia súc, gia cầm. Các hộ trang trại, cơ sở chăn nuôi có đủ điều kiện khi nhập lợn về nuôi phải khai báo với UBND xã và thực hiện theo hướng dẫn phòng dịch của cán bộ thú y địa phương. Tổ chức giám sát chặt tại các địa bàn, tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
Hà Tĩnh: Can Lộc tiếp nhận 2.160 lít hóa chất tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi
Huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vừa tiếp nhận miễn phí và phân bổ 2.160 lít hóa chất Halusep BCF từ Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh để phân bổ cho các địa phương tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi trên địa bàn.
Theo đó, tất cả 197 thôn, khối phố của 18 xã, thị trấn sẽ được phân bổ 1.560 lít hóa chất; 600 lít còn lại dành cho các chợ, lò giết mổ gia súc tập trung trên địa bàn huyện.
Cơ quan chức năng huyện sẽ tổ chức phun tại các cơ sở giết mổ gia súc tập trung, chợ buôn bán động vật và sản phẩm động vật.
Công tác tiêu độc khử trùng 1 lần/tuần và liên tục trong tháng 4 và tháng 5 năm 2020. Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Can Lộc hướng dẫn các địa phương sử dụng hóa chất tiêu độc khử trùng theo đúng quy trình kỹ thuật
Tuyên Hóa: Khó khăn tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi
Năm 2019 và đầu năm 2020, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) có 56 hộ chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi với 406 con lợn bị tiêu hủy, tổng trọng lượng lợn bị tiêu hủy trên 22 tấn. Đến nay, bệnh dịch đã được khống chế và huyện đã công bố hết dịch trên địa bàn. Nhưng nhiều hộ dân vẫn chưa dám tái đàn do lo sợ dịch có thể tái phát cùng một số nguyên nhân khác.
Nhiều gia đình có lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi phải tiêu hủy. Đầu năm nay, mặc dù giá thịt lợn trên địa bàn tăng cao nhưng gia đình vẫn chưa dám nuôi lại vì lo sợ chuồng trại chưa được bảo đảm về vệ sinh phòng dịch. Mặt khác, thời điểm này giá lợn giống quá cao, gia đình chưa đủ điều kiện để mua.
Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung con giống khan hiếm, giá giống cao, giao động từ 180.000 đến 200.000 đồng/kg, người chăn nuôi chủ yếu sử dụng con giống do lợn nái của gia đình đẻ ra, do vậy, mà tổng đàn tăng chậm.
Trưởng Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Tuyên Hóa, năm 2019, huyện Tuyên Hóa có đàn lợn trên 24 .000 con, sau dịch tả lợn châu Phi, tổng đàn sụt giảm còn 15.000 con do người dân hạn chế chăn nuôi để phòng dịch. Hiện nay, Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện đang hướng dẫn các địa phương và người dân tăng cường các biện pháp phòng dịch, tiến hành vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại để tái đàn; khuyến khích sử dụng con giống tại địa phương, hoặc mua ở ngoài thì phải bảo đảm nguồn con giống sạch, có nguồn gốc rõ rang, không mua con giống trôi nổi trên thị trường.
Thời gian tới, huyện Tuyên Hóa sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả việc kiểm soát dịch bệnh, đẩy nhanh tiến độ và quy mô tái đàn nhằm khôi phục đàn lợn, góp phần ổn định thị trường và giá cả mặt hàng thịt lợn; hướng dẫn các gia trại, trang trại tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; thực hiện liên kết trong chăn nuôi, giết mổ, tiêu thụ; hình thành sản xuất theo chuỗi giá trị có truy xuất nguồn gốc, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng và kiểm soát được tình hình dịch bệnh.
Quảng Bình: bám biển mưu sinh trong mùa dịch Covid-19
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến hải sản “rớt” giá mạnh, hàng nghìn ngư dân các xã bãi ngang huyện Lệ Thủy phải lao đao. Khó khăn là thế nhưng bà con nơi đây vẫn quyết tâm bám biển để mưu sinh hàng ngày.
Xã Ngư Thủy là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Toàn xã có 10 thôn, trên 1.400 hộ, 6.045 nhân khẩu. Trong đó có trên 2.000 lao động theo nghề biển với 600 chiếc thuyền các loại. Để đánh bắt hải sản, bà con dùng nhiều ngư lưới cụ khác nhau và chọn mùa trăng, con nước phù hợp để ra khơi. Từ đầu năm đến nay, toàn xã đánh bắt được trên 1.000 tấn hải sản, trong đó có 800 tấn sứa.
Theo ngư dân, sản lượng thủy sản thời điểm này giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm trước, giá cả cũng giảm khá nhiều. Không chỉ ngư dân khó khăn mà các cơ sở thu mua, chế biến hải sản cũng đang khó chồng khó. Xã Ngư Thủy có 4 cơ sở chế biển hải sản thì nay chỉ còn 2 cơ sở hoạt động cầm chừng.
Tại xã Ngư Thủy Bắc, tình hình cũng không khá hơn bởi lượng hải sản đánh bắt trên biển thời gian này cũng giảm mạnh. Hiện toàn xã có 5 thôn, trên 1.200 hộ dân thì có tới 90% theo nghề biển. Bà con nơi đây đi biển chủ yếu bằng thuyền nan với các loại ngư cụ, như: lưới hai, lưới ba, rê, đèn câu mực
Lãnh đạo các xã này cho biết: “Dù lượng hải sản đánh bắt và giá bán giảm mạnh so với năm trước nhưng chúng tôi vẫn động viên bà con cố gắng bám biển để tạo sinh kế trước mắt. Xã cũng đã khuyến khích bà con nên tìm thêm các loại hình đánh bắt mới để đa dạng hàng hóa từ biển, tạo việc làm quanh năm”.
Quảng trị: Chú trọng phát triển đàn bò lai ở Hải Ba
Tận dụng nguồn thức ăn sẵn có dồi dào từ phụ phẩm nông nghiệp và nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, nhiều hộ nông dân ở xã Hải Ba, huyện Hải Lăng đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi bò theo hướng bò lai. Đến nay nhiều hộ chăn nuôi bò đã từng bước thoát nghèo và có nguồn thu nhập ổn định để nâng cao cuộc sống.
Hải Ba là địa phương thuần nông với cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp “chân đồng, chân cát” nên các loại phụ phẩm nông nghiệp khá dồi dào, phù hợp với chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò. Tận dụng lợi thế này, những năm qua, chính quyền địa phương đã khuyến khích, vận động và có nhiều giải pháp hỗ trợ người dân đẩy mạnh phát triển các mô hình chăn nuôi trâu, bò lai trên địa bàn.
Nhờ những chính sách hỗ trợ từ các kênh vốn ưu đãi, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn phát triển đàn bò, trong đó chú trọng lai tạo bò lai để nâng cao giá trị thu nhập
Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Ba Lê Đức Duy cho biết, từ năm 2016 đến nay xã đã hỗ trợ cho 12 hộ vay vốn ưu đãi để đầu tư làm chuồng trại, mua con giống để chăn nuôi bò lai. Cứ sau 3 năm thì thu hồi nguồn vốn vay này để hỗ trợ tiếp cho những hộ nông dân khác vay vốn tiếp tục phát triển chăn nuôi bò để xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.
Cùng với các chính sách, nguồn vốn hỗ trợ từ cấp trên, những năm qua xã Hải Ba đã đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò của xã và đến nay đã mang lại hiệu quả khá khả quan. Địa phương đã tiến hành thực hiện thiến bò đực cóc, lai tạo bò lai Sind, bò lai 3B. Đến nay toàn xã đã phát triển được tổng đàn bò đạt 656 con, trong đó số lượng bò lai chiếm gần 60% tổng đàn. Trong năm 2019, toàn xã đã xuất chuồng được 153 con, qua đó mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình
Chủ tịch UBND xã Hải Ba Mai Văn Căn cho biết, trong những năm tới xã sẽ tiếp tục duy trì và phát triển có hiệu quả các mô hình chăn nuôi như lợn, dê, gia cầm; trong đó tiếp tục tập trung phát triển mô hình bò lai nhốt chuồng vì đây là loại con nuôi đạt hiệu quả kinh tế khá cao và có tính bền vững, phù hợp với địa phương.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.