Nhiều doanh nghiệp và đơn vị xuất khẩu gạo tỏ ra bức xúc trước việc đột ngột "cấm" xuất khẩu gạo và cho rằng quyết định tạm ngưng xuất khẩu gạo chưa khảo sát tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đề xuất tạm ngừng XK gạo: Doanh nghiệp bức xúc
Ông Phạm Thái Bình, giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ), tỏ ra bức xúc trước việc đột ngột "cấm" xuất khẩu gạo.
"Thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp khi không kịp trở tay. Hàng hóa đã đóng bao, in nhãn mác, đóng container đưa ra cảng chuẩn bị xuất khẩu rồi nằm đó thiệt hại ai chịu trách nhiệm. Hợp đồng đã ký với đối tác giờ không thể giao được phải đền bù, ảnh hưởng đến uy tín ai chịu trách nhiệm. Giá lúa ngay lập tức đã giảm xuống sau lệnh cấm xuất khẩu gạo, thiệt hại chính là người nông dân. Việt Nam không thiếu gạo xuất khẩu, lẽ ra nhân cơ hội thế giới đang cần thì phải khuyến khích xuất khẩu với giá cao", ông Bình cho biết.
Cũng theo ông Bình, quyết định tạm ngưng xuất khẩu gạo chưa khảo sát tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.
"Bài học cấm xuất khẩu gạo năm 2008 vẫn còn đó, chúng ta lỡ cơ hội xuất khẩu giá cao mà còn bị ảnh hưởng uy tín trong xuất khẩu các năm tiếp theo", ông Bình nói.
Theo ông Vũ Duy Hải - tổng giám đốc Công ty Vinacam, quyết định ngưng xuất khẩu gạo là quá đột ngột và không dựa vào những thông tin về mùa vụ và đánh giá cơ hội xuất khẩu của gạo Việt Nam khiến doanh nghiệp không thể trở tay kịp với "lệnh cấm" này khi hợp đồng đã ký và nguy cơ đền hợp đồng là rất lớn.
Ông Hải phân tích trong thời gian qua có hiện tượng gạo trong nước hút hàng bởi tâm lý lo lắng của người dân vì dịch bệnh. Theo đó, nhiều người tăng mua gạo để dự trữ trong nhà dẫn đến siêu thị hết hàng và đẩy mạnh mua từ các nhà cung cấp gạo.
"Nhưng dân mua nhiều thì gạo chỉ chuyển từ kho nhà máy vào nhà dân chứ gạo không mất đi. Người dân cũng không thể tăng tiêu thụ gạo lên gấp đôi ngày thường được do đó trong 5-6 tháng tới gạo sẽ giảm giá", ông Hải nói.
Đối với xuất khẩu, ông Hải cho rằng Bộ NN&PTNT cho biết Việt Nam có thể xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo trong năm nay. ĐBSCL đang thu hoạch rộ lúa đông xuân là nguồn cung quan trọng nhất của cả năm.
Người dân thời gian qua bị thiệt hại nặng nề do giá cả nông sản giảm sút, tình hình hạn mặn nghiêm trọng lẽ ra được bán lúa giá cao thì nay lại khó tiêu thụ nếu như doanh nghiệp ngưng mua vì không thể xuất khẩu.
"Lẽ ra trong bối cảnh hiện tại thì phải khuyến khích xuất khẩu để tăng giá mua lúa cho nông dân. Trong khi đó cần định hướng xuất khẩu gạo giá cao để tận dụng cơ hội thay vì ngưng xuất khẩu", ông Hải chia sẻ quan điểm.
Theo PGS.TS Trần Tiến Khai (Trường đại học Kinh tế TP.HCM), quyết định tạm ngưng xuất khẩu gạo không nên đột ngột như vậy với một mặt hàng xuất khẩu quan trọng như lúa gạo.
"Đúng là trong tình hình dịch bệnh phức tạp thì cần chú trọng an ninh lương thực trong nước nhưng phải dựa trên căn cứ vào số liệu sản xuất, tình hình tiêu thụ, an ninh lương thực và khả năng xuất khẩu. Nếu chưa rõ ràng thì có nhiều hình thức để hạn chế và kiểm soát xuất khẩu để đạt mục giảm xuất khẩu, tăng giá trị mà không cần phải ngưng ngay. Lịch sử đã cho thấy chúng ta đã lỡ cơ hội xuất khẩu gạo giá cao khi cấm xuất khẩu gạo trước đây".
Sau chỉ đạo giảm giá, thịt lợn tại chợ truyền thống và siêu thị vẫn cao
Trước thông tin Việt Nam nhập hàng nghìn tấn lợn để giảm giá trong nước nhưng tại chợ truyền thống và siêu thị ngày 23/3 vẫn neo ở mức cao trong khoảng 150.000- 200.000 đồng/kg.
So với thời đỉnh cuối năm 2019, giá thịt lợn hiện nay đã giảm khoảng 20.000-30.000 đồng/kg nhưng vẫn ở mức cao. Từ đầu năm 2020, thịt lợn giảm giá 1 lần so với trước Tết và trước những thông tin Việt Nam nhập khẩu thịt lợn, giá vẫn không hề nhúc nhích.
Lý giải việc chưa giảm giá thịt, chị Trần Thu Phương, tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Trung Văn cho hay: “Giá thịt móc hàm chúng tôi nhập từ các lò mổ giảm rất ít, chỉ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Vì vậy, chúng tôi khó giảm giá khi bán lẻ. Hơn nữa, buôn có bạn, bán có phường, nếu một mình mình tự ý giảm sẽ bị coi là phá giá nên chúng tôi còn chờ động thái từ các hàng bên cạnh”.
Tại các siêu thị, giá thịt lợn vẫn duy trì cao hơn giá thịt ở chợ truyền thống bởi siêu thị tốn nhiều chi phí về mặt bằng. Giá thịt lợn hôm nay tại Vinmart khoảng 154.900 - 222.900 đồng/kg. Giò heo báo mức 154.900 đồng/kg. Siêu thị Coopmat Hà Đông, thịt ba chỉ 162.000 đồng/kg còn Big C là: 160.000 đồng/kg ba chỉ.
bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Coopmart Hà Đông cho biết, siêu thị vẫn đủ nguồn cung thịt phục vụ người dân. Hiện siêu thị không bán hàng đông lạnh thịt lợn nhập khẩu. Siêu thị là đơn vị phân phối nên khi nguồn cung vẫn cao, siêu thị không bán thấp hơn được. Về việc nguồn cung thịt lợn nhập khẩu hàng nghìn tấn thịt, bà Dung cho rằng, siêu thị chưa đến mức thiếu hàng và nếu có bán thịt lợn đông lạnh nhập khẩu dù giá rẻ hơn nhưng dân cũng không có thói quen mua ăn.
Đại diện siêu thị Big C cho biết, chưa bán thịt lợn đông lạnh nhập khẩu. Tại siêu thị Aeon, VinMart đều bày bán rất nhiều sản phẩm thịt lợn nhưng chủ yếu là thịt tươi của các công ty như CP, 3G Meat...
Đại diện một số siêu thị cho biết, vẫn chưa có chủ trương bán thịt lợn đông lạnh nhập khẩu, phần lớn từ nay đến Tết Nguyên đán đều bán thịt nội địa.
Xuất khẩu cá tra ảm đạm trong 2 tháng đầu năm do dịch Covid-19
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, trong 2 tháng đầu năm nay, cá tra là nhóm hàng có mức tăng trưởng âm sâu nhất trong cơ cấu thủy sản xuất khẩu, giảm hơn 32% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này bị ảnh hưởng từ sự giảm sút về giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường lớn Trung Quốc - Hồng Kông. Trong hai tháng, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 28,4 triệu USD, giảm 52,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo VASEP, đợt nghỉ Tết nguyên đán kéo dài, cộng thêm với tình hình bùng phát đại dịch Covid-19 tại Vũ Hán (Trung Quốc) đã khiến cho xuất khẩu cá tra sang thị trường lớn nhất của năm 2019 là Trung Quốc bị ngưng trệ. Các đơn hàng của hai tháng đầu năm nay bị chậm hoặc gián đoạn xuất khẩu. Một số doanh nghiệp cho biết, số lượng đơn hàng trong tháng 2 và 3/2020 chỉ còn khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, kể từ giữa tháng 3/2020, sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, khách hàng Trung Quốc đã bắt đầu đặt hàng trở lại, lưu thông hàng hóa đã bắt đầu khởi động lại. Kể từ tháng 4/2020, xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông nhiều khả năng ổn định dần.
Đầu năm nay, tín hiệu vui hơn ở thị trường Mỹ, tính đến hết tháng 2/2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 38,6 triệu USD, giảm gần 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong tháng 2/2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 20,6 triệu USD, chiếm gần 19% giá trị xuất khẩu cá tra và tăng gần 67% so với cùng kỳ năm 2019. Sự sụt giảm xuất khẩu liên tục trong năm ngoái do rào cản thương mại và kỹ thuật tại thị trường này đã khiến nhiều doanh nghiệp rút lui. Tuy nhiên, đầu năm nay, khi lượng tồn kho sản phẩm cá thịt trắng, trong đó có cá tra tại Mỹ đã giảm, doanh nghiệp có thêm cơ hội gia tăng xuất khẩu sang thị trường này.
Trong hai tháng đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 chưa ảnh hưởng nặng nề về thương mại đối với cá tra Việt Nam tại thị trường EU, nhưng giá trị xuất khẩu sang thị trường này chỉ đạt 26 triệu USD, giảm gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Giá cá tra nhập khẩu trung bình tại nhiều thị trường giảm. Tuy nhiên, kể từ tháng 3/2020, khi Italy, Đức và Anh - những thị trường tiềm năng cho cá tra Việt Nam trở thành trọng tâm của đại dịch đã khiến hoạt động giao thương sang các thị trường này ngưng trệ. Hệ thống nhà hàng, khách sạn đã ngưng hoạt động để tránh lây lan virus corona, nhiều đơn hàng đã bị ngưng và khách hàng thông báo chưa biết thời điểm nào sẽ giao dịch trở lại. Một số khách hàng EU còn khả năng tương tác đang liên tục đưa ra yêu cầu giảm giá bán, trong khi, giá cá tra xuất khẩu trung bình sang một số quốc gia tại EU trong đầu năm nay đã giảm từ 10-15% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 2-3/2020, tình trạng hạn mặn bất thường đã xảy ra ở ĐBSCL khiến cho vùng nuôi cá tra nguyên liệu bị ảnh hưởng nặng nề. Người nuôi ở một số địa phương đã ngưng thả nuôi do không đủ điều kiện nước, thủy lợi cho việc thả vụ mới. Cho tới thời điểm nay, do ảnh hưởng của thị trường và dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp vẫn cố gắng đảm bảo duy trì việc làm cho người lao động. Việc "hồi sinh" nhập khẩu cá tra ở thị trường Trung Quốc - Hồng Kông đang là một trong những hi vọng cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong đầu năm nay trước ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-2019.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.