Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 11 tháng 12 năm 2020 | 16:22

Tin NN: Gạo Việt đón nhiều tin vui dù ảnh hưởng dịch Covid-19

Gạo cũng là một trong 7 nhóm mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Đây là một kết quả vô cùng ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều tác động của dịch Covid-19 và chuỗi cung ứng bị đứt gãy do dịch.

gao.jpg
Gạo lọt Top các nông sản có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD.

 

Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 11/2020 ước đạt 388.000 tấn với giá trị đạt 207 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 11 tháng đầu năm 2020 đạt 5,74 triệu tấn và 2,85 tỷ USD, giảm 2,2% về khối lượng nhưng tăng 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Gạo cũng là một trong 7 nhóm mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Đây là một kết quả vô cùng ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều tác động của dịch Covid-19 và chuỗi cung ứng bị đứt gãy do dịch.

Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đánh giá, năm nay, gạo Việt cũng đón nhiều tin vui khi có 9 giống lúa thơm xuất khẩu sang châu Âu (EU) được hưởng hạn ngạch về thuế quan: Jasmine 85, ST5, ST20, Nàng Hoa 9, VĐ 20, RVT, OM 4900, OM 5451, Tài nguyên Chợ Đào.

EU cũng dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm).

Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm. Điều này cho thấy, tiềm năng xuất khẩu gạo Việt sang EU còn rất lớn.

Năm 2020 cũng là năm ngành nông nghiệp chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, ngành lúa gạo vẫn thắng lớn, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) phân tích, đây không phải là kết quả tự nhiên có được mà là kết quả của cả quá trình phấn đấu bền bỉ của các doanh nghiệp, người trồng lúa.

Chúng ta đã có một thời gian dài chuẩn bị đầu tư về mặt khoa học công nghệ, chọn tạo các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Không phải một sớm một chiều chúng ta đạt được điều này.

Đặc biệt, năm nay, thời tiết diễn biến bất thường, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt nhưng với sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ NNPTNT, sự tham mưu của Cục Trồng trọt, chúng ta đã chủ động dựa trên thông tin tình hình dự báo hạn mặn để bố trí thời vụ, giảm thiểu được những rủi ro do thiên tai, biến đổi khí hậu gây ra.

Năm nay do tác động của dịch Covid-19, kế hoạch sản xuất của nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nên nguồn cung lúa gạo ít nhiều bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, Việt Nam kiểm soát rất tốt dịch bệnh, cộng với việc chủ động bố trí thời vụ, cơ cấu giống phù hợp nên sản xuất lúa vẫn đảm bảo.

Dù ảnh hưởng của thiên tai nhưng nguồn cung lúa gạo vẫn dồi dào, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng làm công tác xúc tiến thị trường một cách bài bản nên xuất khẩu gạo thắng lợi toàn diện về giá trị, số lượng.

Khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam

Đó là ý kiến của ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, từ thực tế của việc mang gạo Việt Nam đi thi gạo ngon thế giới.

Theo ông Lê Thanh Tùng, cuộc thi gạo ngon quốc tế diễn ra mỗi năm một lần. Nếu chúng ta không tham gia thi nữa với mục đích tiếp tục giữ danh hiệu gạo ngon nhất thế giới cho gạo ST25, thì chẳng khác nào ngủ quên trên chiến thắng và như vậy là tự giết mình. Chính vì vậy, chúng ta vẫn phải tiếp tục tham gia cuộc thi này. Mà khi đã tham gia cuộc thi, nếu không mang gạo ST25 đi thi thì chọn loại gạo nào?

Cuộc thi gạo ngon thế giới diễn ra mỗi năm một lần liên tục trong 12 năm qua. Trong khi đó, tốc độ nghiên cứu, chọn tạo giống lúa lại không thể nào diễn ra một cách tương ứng được. Điều đó có nghĩa rằng không dễ gì có được một loại gạo ngon, nhất là gạo ngon có thể cạnh tranh được trong các cuộc thi gạo ngon thế giới.

 

img9807-15744055878201552078448.jpg
Gạo ST25 bán tại cửa hàng 453/86 Lê Văn Sỹ, quận 3, TP HCM.

 

Về chất lượng, ông Tùng cho rằng, chúng ta hiện có gạo ST25 đủ khả năng chen chân vào chung kết của cuộc thi gạo ngon nhất thế giới. Mặt khác, gạo ST25 đã được bình chọn là gạo ngon nhất Việt Nam năm 2020, thì đương nhiên phải đưa gạo này cùng với mấy loại gạo được giải khác đi thi quốc tế. Nhưng rồi, trong các loại gạo Việt Nam mang đi dự thi, chỉ có ST25 lọt vào chung kết của cuộc thi.

Ông Tùng cho biết, khi nghe Kỹ sư Hồ Quang Cua nói rằng sẽ tiếp tục đem gạo ST25 đi thi chừng nào còn sống, ông chợt thấy buồn. Bởi vì khi nói như vậy, Kỹ sư Hồ Quang đã nhận ra rằng bản thân mình không thể tạo ra được một giống lúa gạo nào tốt hơn ST25 được nữa. Đó là một thực tế khắc nghiệt của công tác chọn tạo giống. Phải mất rất nhiều thời gian, công sức mới ra được một giống mới, mà chưa chắc đã được giống như ý.

Chính vì vậy, vừa qua, nhiều người lên tiếng chê bai, thậm chí là nặng lời đối với việc đem gạo ST25 đi dự cuộc thi gạo ngon nhất thế giới 2020 để rồi chỉ được giải nhì, là một sự bất công lớn đối với tác giả loại gạo này.

Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là làm sao giữ cho thương hiệu gạo ST25 được bền vững, lâu dài. Để làm được điều đó, rất cần có bàn tay của nhà nước. Nhà nước phải coi giống lúa gạo này là một tài sản quốc gia, là một giống lúa gạo rất quan trọng trong chiến lược phát triển lúa gạo Việt Nam. Trên cơ sở đó, nên chăng nhà nước bỏ tiền ra mua bản quyền giống lúa ST25 và tổ chức sản xuất giống, sản xuất lúa gạo thương phẩm một cách bài bản, theo chuỗi giá trị để giữ được sự ổn định về chất lượng sản phẩm.

Tổ chức sản xuất lúa gạo theo chuỗi liên kết, hình thành các vùng nguyên liệu, đang là điểm yếu của ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Bằng chứng là gạo ST25 đoạt giải thưởng gạo ngon nhất thế giới 2019 đã được 1 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có được vùng nguyên liệu ổn định nào cho giống lúa gạo này.

Hợp tác phát triển nông nghiệp giúp biến “nguy” thành “cơ” trong bối cảnh Covid-19

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết ngoài tác động của đại dịch COVID-19, khu vực nông nghiệp và cư dân nông thôn còn chịu ảnh hưởng phức tạp của biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, cùng với sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế triển khai quyết liệt, chủ động, đồng bộ các giải pháp rất kịp thời và hiệu quả.

Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn phát triển, đảm bảo ổn định an ninh lương thực, thực phẩm trong nước và duy trì xuất khẩu nông sản. Trong 11 tháng năm 2020, giá trị xuất khẩu nông sản ước đạt 37,42 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tin tưởng với sự hỗ trợ nhiệt tình của cộng đồng quốc tế, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ biến “nguy” thành “cơ.” Đồng thời, linh hoạt phát huy lợi thế trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản để vừa chuẩn bị các điều kiện phục vụ sản xuất, vừa phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, đảm bảo yêu cầu là trụ đỡ của nền kinh tế những lúc khó khăn.

 

unnamed.jpg
Chế biến nông sản tăng cao giá trị sản phẩm.

 

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam, đánh giá từ đầu năm nay, Việt Nam phải chịu đựng hạn hán chưa từng có rồi đến bão lũ ở miền Trung. Đây là những sự việc khiến chúng ta phải thấy tầm quan trọng của tính dễ bị tổn thương, nghèo đói do những hiện tượng như vậy.

Mặc dù, Việt Nam đã rất thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, nhưng qua khảo sát của UNDP, có tới khoảng 70% người dân bị giảm thu nhập do dịch. Qua đây cho thấy, Việt Nam cần tăng cường khả năng chống chịu cho nông dân.

Để phát triển nông nghiệp trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu, bà Caitlin Wiesen cho rằng có thể đưa ra hướng sản xuất xanh, các chiến lược, hành động xanh. UNDP đang hỗ trợ cho Việt Nam để khắc phục hậu quả do thiên tai, đại dịch COVID-19 như chuyển giao công nghệ, cải tiến sản phẩm... để phát triển thị trường.

Cùng với đó, UNDP có thể giúp nông nghiệp Việt Nam có thể giảm rủi ro qua hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã…

Để biến “nguy” thành “cơ” trong bổi cảnh này, bà Caitlin Wiesen cho rằng nông nghiệp cần tái cơ cấu các sản phẩm để đảm bảo bền vững, có khả năng chống chịu tốt vì Việt Nam không chỉ đối phó với dịch bệnh và còn biến đổi khí hậu. Do đó, Việt Nam cần tận dụng khả năng đổi mới sáng tạo, công nghệ để có được khả năng chống chịu tốt và phát triển xanh.

Theo bà Caitlin Wiesen, Việt Nam đang tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự nên cần phải có những khả năng đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt hơn.

Do đó, UNDP không chỉ hỗ trợ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ khắc phục hậu quả của tác động đại dịch COVID-19 mà còn cả công nghệ, phát triển thị trường.

Tại hội nghị toàn thể ISG 2020, các Tổ chức Phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cùng một số tổ chức quốc tế khác đã chia sẻ những kết quả nghiên cứu về đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến kinh tế và sản xuất của nông hộ; doanh nghiệp nông nghiệp; sự đứt gãy của các chuỗi giá trị cung ứng ngành hàng nông sản; hiểm họa về môi trường và vấn đề an ninh lương thực quốc gia cũng như toàn cầu.

Các đại biểu đã thảo luận đề xuất các khuyến nghị chính sách và giải pháp ứng phó với các tác động của COVID-19 trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; xây dựng các chương trình, dự án hợp tác quốc tế trọng tâm hướng đến phục hồi sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh tác động của COVID-19.

Đặc biệt, tại Hội nghị toàn thể ISG 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đối tác quốc tế thông qua Tuyên bố chung về “Hợp tác phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19.”

Tuyên bố chung là thể hiện sự cam kết cao tiếp tục hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các đối tác phát triển cùng thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam bền vững, góp phần thực hiện tốt nhất mục tiêu “kép” của Chính phủ.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, sau hội nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ làm việc với từng đối tác để cụ thể hóa Tuyên bố chung này thành các dự án, chương trình để hỗ trợ ngành trong thời gian tới./.

 

 

 

Thanh Tâm (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top