Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 10 tháng 10 năm 2020 | 16:12

Tin NN: Giá thịt lợn lùi dần xuống dưới 70.000 đồng/kg, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lo lắng

Theo ước tính của Vụ Thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản, số lượng lợn tiêu thụ trong 3 tháng cuối năm 2020 là hơn 1 triệu con, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.

     gia-lon-hoi-hom-nay-8-10.jpgGiá thịt lợn hơi đang trên đà giảm, nhiều người xuất bán lợn.  

                     

Giảm mạnh trên cả 3 miền

Cùng với sản lượng thịt lợn nhập khẩu tăng cao, khả năng sẽ không còn sự thiếu hụt nguồn cung trong những tháng cuối năm. Khi cung - cầu được cân bằng, giá thịt lợn sẽ giảm dần.

Tuy nhiên, việc tái đàn vẫn còn chậm do giá lợn giống vẫn ở mức cao (khoảng 2,5 - 3 triệu đồng/con) nên việc tái đàn chủ yếu tập trung ở các cơ sở chăn nuôi lớn. Dự báo, giá thịt lợn hơi không giảm nhanh về mức dưới 60.000 đồng/kg mà sẽ dao động trong khoảng 70.000 - 80.000 đồng/kg.

Theo Tổng cục Thống kê, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi năm trước và dịch tái bùng phát tại một số địa phương trong năm nay làm cho nguồn cung thịt lợn trong nước, 9 tháng năm 2020 sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 2.483.1 nghìn tấn, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Hiện giá lợn hơi ở cả 3 miền đều giảm khoảng 2.000 đồng/kg so với tuần trước, về mức 70.000 - 80.000 đồng/kg.

Thị trường lợn hơi miền Bắc tiếp tục giảm sâu ở nhiều tỉnh, thành. Tại mốc 72.000 đồng/kg, Yên Bái và Thái Nguyên lần lượt giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Trong khi đó, Phú Thọ và Hà Nội cùng điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 69.000 đồng/kg heo hơi, ngang bằng với Lào Cai và Hà Nam. Tuyên Quang hiện đang là tỉnh có giá thu mua thấp nhất khu vực với 68.000 đồng/kg.

Lợn hơi miền Trung, Tây Nguyên cũng không nằm ngoài đà giảm chung của ngày hôm nay. Đắk Lắk, Lâm Đồng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị cùng giảm 2.000 đồng/kg xuống còn 74.000 - 76.000 đồng/kg.

Trong khi đó, Ninh Thuận thu mua ở mức 74.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Quảng Nam và Quảng Ngãi là 2 trong số ít các địa phương giữ nguyên được mức giá của ngày hôm trước. Hiện tại, các tỉnh thành này vẫn neo cao ở ngưỡng 77.000 - 78.000 đồng/kg lợn hơi.

Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên được thương lái thu mua trong khoảng 72.000 - 78.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi khu vực phía Nam ghi nhận mức điều chỉnh giảm từ 1.000 - 4.000 đồng/kg trong hôm nay. Cùng giao dịch tại mức 76.000 đồng/kg, Đồng Tháp giảm 1.000 đồng/kg trong khi TP HCM điều chỉnh tới 4.000 đồng/kg trong hôm nay. Còn tại Tây Ninh, Bạc Liêu, Tiền Giang, Cần Thơ và An Giang giá thu mua đồng loạt giảm 2.000 đồng/kg xuống còn 73.000 - 77.000 đồng/kg. Giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam được giao dịch trong khoảng 73.000 - 78.000 đồng/kg.  

Theo đánh giá của Bộ NN-PTNT, với đà giảm như vậy, dự kiến ngay trong quý IV này, giá lợn hơi sẽ giảm về mức kỳ vọng là 70.000 đồng/kg, vừa đảm bảo phát triển chăn nuôi lợn trong nước và vừa đảm bảo nguồn cung thực phẩm cũng như lợi ích của người chăn nuôi.

Vì sao giá lợn hạ nhiệt?

Nguyên nhân giá lợn hơi liên tục giảm là do nguồn cung tăng vì thời gian qua người dân đẩy mạnh tái đàn và nhiều đơn vị, doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu lợn hơi, thịt lợn. Đặc biệt, gần đây khi bệnh dịch tả lợn châu Phi có dấu hiệu tái phát trở lại tại một số địa phương trong nước, người chăn nuôi chủ động xuất bán lợn sớm ngay khi lợn đạt 100kg/con, góp phần làm nguồn cung lợn hơi tăng.

Giá lợn hơi giảm còn do sức tiêu thụ thịt lợn đang khá chậm bởi người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các loại thịt gia cầm và thủy sản có giá rẻ hơn. Tuy nhiên, theo nhiều hộ chăn nuôi lợn, xuất bán lợn hơi với giá như hiện nay, người chăn nuôi lợn vẫn đảm bảo có lời từ 500.000 - 1.000.000 đồng/con lợn khoảng 100kg.

photo1601978688691-16019786888661967573055.jpg
Thịt lợn thành phẩm cũng bắt đầu giảm theo. 

Do giá lợn hơi giảm, giá lợn giống đã giảm mạnh khoảng 500.000 đồng/con (loại 8-10kg/con), xuống còn khoảng 3 triệu đồng/con.

Theo Bộ NN&PTNT, đến nay tổng lượng thịt nhập khẩu (cả lợn sống và thịt lợn đông lạnh) tương đương 156.000 tấn, chiếm 4,5% so với sản lượng nhu cầu 3,8 triệu tấn thịt/năm. Hiện trong nước có khoảng 2,95 triệu con lợn nái đáp ứng 11,5 - 12,5 triệu con giống/quý, sẽ cho sản lượng khoảng 910.000 - 920.000 tấn thịt/quý.

 

Nguồn cung sẽ sớm ổn định

Sau những chuỗi ngày “nhảy múa”, thị trường lợn hơi từng bước có sự ổn định trở lại. Theo lí giải của các ngành chức năng, giá lợn hơi theo đà hạ nhiệt ngoài nguyên nhân người chăn nuôi tích cực tăng đàn, tái đàn còn có sự “ góp mặt” của các yếu tố như lợn sống nhập khẩu từ Thái Lan, thịt lợn đông lạnh nhập khẩu từ các nước ngày càng tăng…

Trong khi đó, sức tiêu thụ trên thị trường giảm hơn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19… Tất cả góp phần giảm bớt căng thẳng của sự mất cân đối về cung cầu của mặt hàng thịt heo.

Tại cuộc họp báo thường kì mới đây do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, Cục Chăn nuôi cho hay, đã và đang phối hợp với các bộ, ngành, triển khai nhiều giải pháp để đẩy nhanh tái đàn heo, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Cục Chăn nuôi khẳng định, với tốc độ tái đàn hiện nay, nguồn cung heo hơi sẽ bảo đảm cân bằng trong quí IV 2020.

 

Lo ngại mấy triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gặp khó khăn

Giá lợn hơi xuất chuồng hiện giảm xuống 65.000-75.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất chăn nuôi nhỏ lẻ ở mức khá cao. Nếu giá lợn giảm xuống mức thấp hơn nữa thì lại lo ngại mấy triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gặp khó khăn.

Ông Lộc, đại diện Ban quản lý chợ đầu mối gia súc gia cầm Hà Nam, cho biết, giá lợn hơi đổ về chợ này hiện giảm còn 65.000-73.000 đồng/kg tùy loại. Theo ông, nguồn cung dồi dào, các doanh nghiệp đẩy mạnh bán thương phẩm ra ngoài thị trường là nguyên nhân khiến giá lợn giảm mạnh như hiện nay. Trung bình mỗi ngày, lượng lợn sống đổ về chợ từ 600-700 con.

Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Hải Hà, thương lái chuyên thu mua lợn về giết mổ ở Lập Thạch (Vĩnh Phúc), thừa nhận, không chỉ giá lợn hơi giảm mạnh mà nguồn hàng ngày càng dồi dào.

du-bao-gia-heo-hoi-10-10-3-16022336583061948036752.jpg
Ảnh minh họa. 

 

Một số ý kiến cho rằng mức giá này còn cao. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và TPTN Phùng Đức Tiến phân tích, đến nay dịch tả lợn châu Phi cơ bản được kiểm soát, đàn lợn đang dần khôi phục nhưng việc tái đàn vẫn còn chậm.

Giá lợn giống liên tục ở mức cao kể từ đầu năm (khoảng 2,5-3 triệu đồng/con) nên việc tái đàn chủ yếu tập trung ở các cơ sở chăn nuôi lớn và chi phí chăn nuôi cũng cao.

"Đối với chăn nuôi tập trung, chi phí là 50.000 đồng/kg. Giá thành chăn nuôi nhỏ lẻ là 71.000 đồng/kg. Nếu bây giờ đánh tụt giá lợn xuống, mấy triệu hộ chăn nuôi sẽ rất khó khăn”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Còn về nguồn cung thịt lợn từ nay đến cuối năm, ông Tiến nhận định, giữ được đà phục hồi đàn lợn như hiện nay thì quý IV năm nay và dịp Tết Nguyên đán tới thì sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng nhấn mạnh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các bộ, ngành đã, đang và sẽ trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc thị trường và quy định của pháp luật, tiếp tục chỉ đạo, kiểm soát thực hiện các giải pháp đồng bộ cho việc phòng chống dịch. Đồng thời vẫn tái đàn, tăng đàn an toàn sinh học, duy trì sản xuất để đảm bảo cơ bản đủ nguồn cung thịt lợn cho người tiêu dùng.

 

 

Thanh Tâm (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top