Tin NN miền Trung: Người trồng hoa tất bật chuẩn bị Tết
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu, đây cũng là thời điểm của các nhà vườn trồng hoa, cây cảnh đang vào chính vụ, người trồng hoa, cây cảnh đang dồn hết công sức vào chăm sóc để kịp bán trong dịp Tết này.
Nhà vườn ở Nghệ An tất bật vào vụ hoa Tết
Tết càng đến gần thì cũng là lúc các nhà vườn hoa tại các làng nghề hoa, cây cảnh ở các xã Nghi Liên, Nghi Ân (TP. Vinh), càng trở nên sôi động, nhộn nhịp.
Ở xã Nghi Liên có khoảng 120 hộ tham gia trồng hoa Tết, với diện tích lên đến 6 ha. Hiện tại có nhiều loại hoa đã bắt đầu nở sẽ được người dân tỉa bán dần phục vụ cho nhu cầu dịp rằm tháng Chạp sắp tới.
Ở nhiều địa phương như Thanh Chương, TX.Thái Hòa, Quỳnh Lưu… năm nay, nhiều hộ dân cũng tham gia trồng hoa. Để chống chọi với trời rét đậm, đồng thời hãm cho hoa không nở sớm, nhiều nhà vườn đã thắp sáng đèn suốt đêm cho vườn hoa của mình.
Để đảm bảo cho cây hoa sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thời tiết như hiện nay, người dân được khuyến cáo cần phải theo dõi tình hình thời tiết, sâu bệnh thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu rét đậm thì cần bón thêm phân chứa nhiều kali, hoặc sử dụng các biện pháp bảo vệ như căng màng ni lông hay thắp đèn giữ ấm cho cây.
Quảng Trị: Làng hoa An Lạc hối hả vào vụ hoa Tết
Thời điểm này, các hộ trồng hoa ở làng hoa An Lạc, phường Đông Giang, thành phố Đông Hà đang bước vào vụ trồng và chăm sóc hoa phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Khác với mọi năm, do thiệt hại nặng nề vì đợt mưa lũ lịch sử vừa qua nên năm nay, các hộ trồng hoa làng An Lạc vừa nỗ lực phục hồi số hoa đã bị hư hại, vừa tập trung chăm sóc các loại hoa ngắn ngày để kịp phục vụ Tết. Không khí ở làng hoa truyền thống này khá tất bật và khẩn trương.
Vụ hoa Tết năm nay, Tổ hợp tác hoa An Lạc, phường Đông Giang trồng được 35.000 chậu cây cảnh, hoa các loại. Trong đó hoa Cúc 18.000 chậu, 25.000 chậu hoa các loại như Dạ yến thảo, Mắt nai, Bát tiên, Đồng tiền, Mai yến thảo…Và 2 ha diện tích hoa vườn. Để đảm bảo nguồn hoa phục vụ nhu cầu hoa Tết năm nay, thời điểm này các hộ trồng hoa đang tích cực tuân thủ khung lịch thời vụ, tập trung chăm sóc các loại hoa để kịp thời cung ứng ra thị trường sắp tới. Vụ hoa Tết hằng năm là vụ mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho người trồng hoa làng An Lạc, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống, tạo việc làm cho lao động địa phương.
Ông Hoàng Đức Anh, Phó Chủ tịch UBND phường Đông Giang cho biết: “Vụ hoa vừa rồi dù bị thiệt hại khá lớn do mưa lũ nhưng bà con đã nỗ lực khôi phục và trồng mới nhiều loại hoa ngắn ngày. Đến thời điểm này các vườn hoa ở phường Đông Giang đang được chăm sóc phát triển tốt, nếu thời tiết thuận lợi thì từ nay đến Tết Nguyên đán chắc chắn người trồng hoa của địa phương sẽ có vụ hoa thắng lợi”. Để đảm bảo một mùa hoa Tết bội thu, hiện nay người trồng hoa làng An Lạc đang chủ động theo dõi tình hình thời tiết và đã có những biện pháp chăm sóc phù hợp, kịp thời để giúp cây hoa sinh trưởng, phát triển tốt và nở hoa đúng dịp Tết.
Làng nghề tất bật đáp ứng nhu cầu thị trường dịp Tết
Những ngày này, đến các làng nghề truyền thống, chúng ta dễ dàng bắt gặp không khí làm việc rộn ràng, tất bật của người dân nơi đây để kịp đáp ứng nhu cầu thị trường trong dịp Tết Nguyên đán.
Đến thăm làng nghề sản xuất mứt gừng truyền thống Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng vào thời điểm này, chúng ta dễ dàng cảm nhận được mùi hương cay nồng của gừng đang tỏa ra các ngả đường. Nhà nhà đỏ lửa tất bật làm mứt gừng phục vụ Tết Nguyên đán.
Theo Chủ tịch UBND xã Hải Chánh Bùi Văn Sinh, nghề làm mứt gừng ở làng Mỹ Chánh đã có từ hàng trăm năm. Ban đầu chủ yếu là để phục vụ trong gia đình vào dịp Tết, sau đó, với chất lượng thơm ngon, mứt gừng Mỹ Chánh dần vươn ra khắp tỉnh rồi nức tiếng khắp miền Trung.
Hiện nay, ngoài các hộ sản xuất nhỏ lẻ với quy mô gia đình, làng nghề mứt gừng Mỹ Chánh còn có 10 hộ sản xuất quy mô lớn với công suất từ 1 - 3 tạ/ngày; có những có hộ sản xuất từ 0,5 - 1 tấn/ngày. Dự kiến, dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 này, làng nghề mứt gừng Mỹ Chánh sẽ đưa ra thị trường khoảng 50 - 60 tấn mứt gừng. Với giá bán sỉ mứt gừng trên thị trường khoảng 55.000 - 60.000 đồng/kg, mứt loại 1 có giá từ 65.000 - 70.000 đồng/kg thì tổng thu nhập của cả làng đạt khoảng 3,5 tỉ đồng.
Giá lợn tăng cao dịp cận Tết, người chăn nuôi Hà Tĩnh thu lãi lớn
Nhu cầu sử dụng thịt lợn cuối năm tăng mạnh tiếp tục đẩy giá lợn tại Hà Tĩnh tăng cao, nhiều người chăn nuôi đang tích cực xuất bán số lượng lớn cho thị trường dịp cận Tết mang lại thu nhập cao.
Ông Bùi Văn Điển (xã Thạch Hội, Thạch Hà) sẽ xuất bán 150 con lợn trong chuồng với giá dự kiến khoảng 82.000 đồng/kg lợn hơi. Ông Điển cho biết: “Sau một đợt giảm mạnh giữa tháng 11 đến giữa tháng 12 về mức 62.000 - 63.000 đồng/kg, đến nay, giá lợn đang trên đà tăng lên do nhu cầu cuối năm thường lớn.
Trọng lượng trung bình mỗi con đạt khảng 83 kg, trừ chi phí sản xuất, con giống thì ông Điển lãi được khoảng gần 2 triệu đồng/con, thu về gần 300 triệu đồng.
Ông Trương Xuân Bính - Giám đốc HTX Minh Lộc (Cẩm Xuyên) thông tin: Giá lợn hơi đã có xu hướng tăng lên trong vòng 20 ngày trở lại đây, hiện đang ở mức trung bình từ 81.000 - 83.000 đồng/kg. Nhiều người chăn nuôi nhận định, giá lợn hơi có thể sẽ tiếp tục tăng lên mức 85.000 - 86.000 đồng/kg.
Theo chia sẻ của người chăn nuôi, việc giá lợn tăng gần đây là điều tất yếu bởi theo quy luật vào dịp gần tết Nguyên đán, giá hầu hết các mặt hàng nông sản, trong đó có thịt lợn đều tăng. Nguyên nhân bởi thịt lợn là nguyên liệu đầu vào chính để làm giò chả, xúc xích, bánh chưng và các loại thực phẩm chế biến khác nên nhu cầu trước tết là cao điểm nhất.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nguyễn Khắc Khánh cho hay, hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đang được các địa phương trên toàn tỉnh kiểm soát khá tốt, chưa tác động, ảnh hưởng lớn đến tổng đàn chăn nuôi và lượng thịt bán ra thị trường trước và sau tết Nguyên đán Tân Sửu. Hơn nữa, đối với mức giá bán hiện nay, người chăn nuôi mới có lãi vì ban đầu giá con giống nhập vào đã ở mức rất cao (trên 3,2 triệu đồng/con) cùng với đó là các chi phí phát sinh như thuốc, thức ăn, phòng dịch...
Theo xu hướng thị trường, những ngày tới, thịt lợn có thể tăng thêm nhưng được dự báo là khó xảy ra "cơn sốt” như cuối năm 2019 đầu 2020 do nguồn cung trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung khá dồi dào, ổn định. Tuy nhiên, giá thịt lợn luôn chịu chi phối chung của thị trường nên nếu xu hướng chung tăng thì Hà Tĩnh chắc chắn sẽ chịu tác động.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.