Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 26 tháng 1 năm 2021 | 13:57

Tin NN miền Trung: Nông dân thu lãi lớn dịp Tết Nguyên đán

Rau vụ đông, cá tròng và một số sản phẩm nông nghiệp khác, đang cho bà con nông dân ở một số địa phương có thu nhập lớn khi những ngày Tết Nguyên đán đang cận kề.

Nông dân Nghệ An "đút túi" hàng chục triệu đồng từ rau vụ đông
 
Vụ đông năm nay được đánh giá là được mùa, được giá đối với bà con nông dân Nghệ An. Thời điểm đầu vụ, 1 sào cải bắp, su hào... bà con "đút túi" trên 12 triệu đồng.
 
bna_ghep_1103258_2112021.jpgNhững ruộng rau chưa thu hoạch, bà con tích cực chăm sóc để bán vào dịp cận tết. Ảnh: Xuân Hoàng
 
Trên các cánh đồng vụ đông ở các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành... những ngày này bà con nhộn nhịp thu hoạch các loại rau, củ, quả. Bà con cho biết, năm nay nhìn chung bán được giá, đặc biệt là những ngày rét đậm, rét hại, rau tăng giá đột biến.
 
Bải bắp là sản phẩm được giá nhất, 1 sào cho thu nhập 12 triệu đồng, cá biệt có những hộ "đút túi" 15 triệu đồng/sào ngay từ đầu vụ; sau đó là su hào, dưa chuột... Hiện nay bà con đã thu hoạch xong lứa đầu, tích cực chăm sóc lứa hai để bán vào dịp cận tết. Những hộ đã thu hoạch xong lứa đầu, tiếp tục làm đất để trồng lại, thu hoạch sau tết.
 
Ông Nguyễn Tiến Đức - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh cho biết, vụ đông năm nay mặc dù gặp khó khăn do mưa lũ, nhưng các địa phương tập trung sản xuất có hiệu quả. Hiện tại Nghệ An có hơn 4.000 ha rau, củ, quả các loại, tập trung nhiều ở các địa phương: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nam Đàn, Nghi Lộc..
 
Hàng trăm tấn cá trỏng tươi rói cập cảng cá Nghệ An dịp cận Tết
 
Những ngày gần đây hàng chục tàu thuyền của ngư dân Quỳnh Lưu (Nghệ An) cập cảng cá Lạch Quèn, mang về hàng trăm tấn cá trỏng, phục vụ thị trưởng Tết đang đến gần.
 
Theo Ban Quản lý cảng cá Lạch Quèn (Quỳnh Lưu) trong ngày 25/1 có 20 tàu cá đăng ký cập cảng để bốc dỡ hải sản; ngoài ra, còn có 10 tàu cá đăng ký qua điện đàm để đậu ở các bến lạch khác trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.
 
146d5094831t69096l0.jpgTrong 3 ngày (từ 23 - 25/1), đã có 90 tàu cá về tại các bến cảng trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, với sản lượng gần 300 tấn hải sản, trong đó, cá trỏng là chủ yếu. Ảnh: Xuân Hoàng
 
Dịp cuối năm này, hải sản đánh bắt được chủ yếu là cá trỏng. Qua thông tin cập nhật của Ban Quản lý cảng cá Lạch Quèn cho biết, tàu nhiều nhất đánh bắt được 8 tấn cá, ít nhất 2 tấn.
 
Ông Phạm Hữu Lập - chủ tàu cá NA 92678 TS trên địa bàn xã Quỳnh Nghĩa cho biết, chuyến biển này tàu của ông đánh bắt được hơn 8 tấn cá trỏng, thu về trên 100 triệu đồng, trừ chi phí 5 ngày trên biển hết 50 triệu đồng, còn lãi khoảng 60 triệu đồng.
 
Thông thường mỗi chuyến biển đánh bắt xa bờ, ngư dân bám biển tối thiểu 4 ngày, tối đa 12 ngày. Ngư dân cho biết, những tàu gặp may đánh bắt được sớm thì quay về cảng sớm, thu lãi nhiều; ngược lại tàu nào đi nhiều ngày trên biển thì lãi ít, thậm chí lỗ, nếu đánh bắt được ít hải sản.
 
Dịp này, cá trỏng được thương lái thu mua rất nhiều để chế biến nước mắm phục vụ Tết, số còn lại được hấp, sơ chế, sau đó, xuất bán ra thị trường trong và ngoài nước. Đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các địa phương.
 
Thu hàng trăm triệu đồng từ nuôi dúi
 
Từ 3 cặp dúi ban đầu, gia đình ông Phạm Quang Tài (tổ dân phố 4, thị trấn Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã phát triển đàn vật nuôi lên gần 400 con, mang về nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
 
Dúi được nuôi trong các ống bê tông hoặc ô vuông được ghép bằng gạch. Hiện tại, mô hình nuôi dúi của vợ chồng ông Tài có hơn 200 chuồng nuôi.
 
149d5220456t49129l0.jpg
Thu lãi lớn nhờ nuôi dúi của gia đình ông Tài

 

Môi trường sống của dúi phải khô thoáng, không ẩm ướt. Nền chuồng phải làm chắc chắn để dúi không đào trốn ra ngoài. Dúi có đặc tính thích ở nơi ít ánh sáng, khu vực nuôi càng kín thì phát triển càng nhanh.
 
Cứ 3 tháng là dúi mẹ đẻ một lần, mỗi lần từ 2 đến 3 con. Dúi con sau khi sinh được một tháng thì sẽ được tách mẹ, nuôi khoảng 4 tháng tuổi có thể xuất bán dúi giống với trọng lượng từ 700 - 800 gam. Dúi thương phẩm nuôi 8 tháng đạt trọng lượng 1,5 - 2kg. Dúi nuôi càng lâu thì thịt sẽ săn chắc và thơm ngon.
 
Hiện tại dúi thịt có giá 500 nghìn đồng/kg, dúi giống có giá từ 500 nghìn đồng - 1 triệu đồng/cặp. Trung bình mỗi tháng trang trại của gia đình ông xuất chuồng khoảng 15-18kg dúi thương phẩm và khoảng 10 cặp dúi giống. Trừ hết chi phí, mỗi năm thu lãi hơn 200 triệu đồng.
 
Ngư dân Hà Tĩnh thu 600 triệu đồng sau một đêm buông lưới
 
Ngư dân Lê Xuân Tiến (thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vừa trúng đậm mẻ cá chim vàng và thu về khoảng 600 triệu đồng. Đây là mẻ cá chim vàng lớn nhất trong mấy chục năm qua ở vùng biển cửa Nhượng.
 
117d0183525t19704l0.jpgThu lãi lớn nhờ đánh bắt được cá chim vàng

 

Ngày 24/1, trong lúc đánh cá gần bờ tại cửa biển xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), thuyền của ngư dân Lê Xuân Tiến (thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng) đã đánh được mẻ lưới trên 200 con cá chim vàng (tên thường gọi là cá vàng dương). Mỗi con có trọng lượng từ 7 - 12 kg.
Với giá bán 300.000 đồng/kg, ngư dân Lê Xuân Tiến thu về khoảng 600 triệu đồng. Trừ chi phí đánh bắt, mỗi ngư dân trên thuyền thu nhập trên 40 triệu đồng sau một đêm.
 
Ngư dân làng biển phía Nam Hà Tĩnh trúng đậm mùa cá cơm
 
Khoảng gần 1 tuần nay, cứ khoảng 3h chiều trở đi, hàng chục chiếc thuyền của ngư dân vùng biển xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) liên tục cập bến, với khoang thuyền đầy ắp hàng tấn cá cơm.
 
bna_boc_len_xe448148_2512021.jpg
Ngư dân trúng đậm mùa cá cơm

 

Ngư dân Nguyễn Văn Toàn ở thôn Tam Hải 2 bày tỏ: "Ra khơi chỉ hơn 1 buổi cũng kiếm được bạc triệu, cá vừa vô bờ, thương lái đã chờ mua ngay nên anh em trên thuyền rất phấn khởi. Tết nguyên đán cận kề, những chuyến biển cuối năm thắng lợi, giúp các gia đình ngư dân chúng tôi có thêm thu nhập để đón xuân tươm tất hơn...".
 
Theo các ngư dân, cá cơm có rải rác quanh năm nhưng cao điểm thường rơi vào từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau. Cá cơm có rất nhiều loại, gồm: Cá cơm bạc, cá cơm mờm, cá cơm than...trong đó, cá cơm bạc có giá trị kinh tế cao nhất.
 
Ông Lê Công Đường - Chủ tịch UBND xã Kỳ Ninh cho biết: "Toàn xã có hơn 50 tàu làm nghề đánh bắt gần bờ, trong đó tập trung vào đánh bắt cá cơm, ruốc biển, sứa...Nghề khai thác cá cơm chỉ mất thời gian ngắn, đi về trong ngày, chi phí xăng dầu, nhu yếu phẩm cũng rất thấp nhưng thu hoạch từ cá cơm rất cao. Hiện ở địa phương có hơn 20 hộ tham gia làm nước mắm truyền thống, trong có, 3 đơn vị làm nước nắm đạt chuẩn OCOP 3 sao và 4 sao. Tất cả nước mắm đều được chế biến từ nguồn cá cơm của vùng biển Kỳ Ninh. Đây được xem là hướng phát triển kinh tế chủ lực của xã chúng tôi tại thời điểm hiện tại và trong thời gian tới...".
 
 
Ngọc Thủy (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top