Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 5 tháng 3 năm 2021 | 9:25

Tin NN miền Trung: Phòng trừ bệnh đạo ôn cho cây lúa

Thời tiết bước vào tiết Kinh Trập với hình thái mưa ẩm, trời âm u, nhiệt độ trung bình 18 - 25 độ C kết hợp với cây lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ phát triển mạnh về thân lá là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh gây hại và có nguy cơ lây lan.

Hà Tĩnh: Chỉ đạo phòng trừ bệnh đạo ôn cho lúa
 
Theo báo cáo của trung tâm ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi các huyện, thành phố, thị xã và kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, bệnh đạo ôn phát sinh gây hại tỷ lệ bệnh trung bình 2 - 3%, nơi cao 5 - 7%, diện tích nhiễm 12,1ha, gây hại chủ yếu trên giống Thái Xuyên 111, Bắc Hương 9, VTNA6, Nếp 87, P6, phân bố tại Cẩm Hưng, Cẩm Quan, Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên), Thạch Sơn, Thạch Long (Thạch Hà), Lâm Trung Thủy, Quang Vĩnh (Đức Thọ).
 
1.jpg
Hà Tĩnh chỉ đạo các địa phương phòng trừ bệnh đạo ôn

 

Để chủ động phòng trừ, hạn chế thiệt hại do bệnh đạo ôn gây ra, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật, thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, rà soát các giống nhiễm đạo ôn, các vùng bệnh thường phát sinh gây hại để chủ động cảnh báo diễn biến bệnh, đồng thời khuyến cáo phun phòng bệnh đối với số diện tích gieo cấy các giống nhiễm như: Thái Xuyên 111, VTNA6, Bắc Hương 9, P6, J02, Xi23, ...có nguy cơ bệnh phát sinh gây hại.
 
Từ đầu vụ đến nay, thời tiết diễn biến theo hình thái “vụ xuân ấm” là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng dịch hại tích lũy số lượng, phát sinh gây hại. Vì vậy, bên cạnh bệnh đạo ôn cần tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, chuột… để chủ động các giải pháp phòng trừ, bảo vệ an toàn sản xuất
 
Tập trung các giải pháp khống chế dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò
 
Sau hơn 2 tháng kể từ khi phát hiện ổ dịch bệnh đầu tiên tại Lộc Hà, đến ngày 2/3/2021, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã có 63 xã thuộc 9 huyện, thành phố, thị xã có trâu, bò mắc bệnh, với hơn 1.000 con, trong đó có 62 con đã bị chết, tiêu hủy.
 
Trong thời gian qua, ngành chuyên môn và các địa phương đã chủ động, tập trung nhiều giải pháp hạn chế lây lan, khoanh vùng dịch bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ dịch tiếp tục xâm nhiễm diện rộng vẫn rất cao do đây là loại dịch bệnh mới, chưa có đầy đủ phác đồ điều trị; véc-tơ truyền bệnh đa dạng…
 
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, căn cứ trên kết quả tiêm phòng thí điểm vắc-xin tại các địa phương, Bộ NN&PTNT đã có văn bản hướng dẫn cụ thể để sử dụng loại vắc-xin Lumpyvac của Thổ Nhĩ Kỳ do Công ty Cổ phần kinh doanh thuốc thú y AMAVET nhập khẩu, cung ứng (loại vắc-xin đã được lưu hành, sử dụng ở nhiều nước trên thế giới - PV) để tiêm phòng khoanh vùng, khống chế dịch.
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đánh giá cao việc chủ động triển khai kịp thời đối với công tác phòng chống, ngăn chặn dịch bênh viêm da nổi cục. Tuy nhiên, đây loại dịch bệnh mới, chưa có phác đồ điều trị cụ thể, nhiều vấn đề cần bổ cứu… nên các địa phương phải quyết liệt thực hiện các giải pháp để sớm khống chế dịch.
 
Mô hình nuôi trai lấy ngọc ở TP Hà Tĩnh mang lại hiệu quả bước đầu
 
Mô hình nuôi trai lấy ngọc được triển khai thí điểm từ tháng 10/2020 trên diện tích 1 ha hồ nước ngọt của gia đình ông Trần Nhật Duật, thôn Liên Công, xã Đồng Môn (TP Hà Tĩnh).
 
Mô hình thả nuôi 20.000 con giống, tổng chi phí sản xuất hơn 1,7 tỷ đồng được chia làm 2 giai đoạn.
 
ông-duật.jpg
Ông Duật thả nuôi 20.000 con giống ở vùng Đồng Tràn, xã Đồng Môn (TP Hà Tĩnh).
 
Đây là giống trai nước ngọt đã nhân cấy tế bào trên 4 tháng đảm bảo chất lượng, mỗi con được cấy từ 3 – 4 nhân ngọc trai, sau thời gian nuôi 24 tháng sẽ cho ra sản phẩm ngọc trai đạt chất lượng.
 
Giống trai được thả thử nghiệm để xác định mức độ an toàn của nước và con giống. Theo đánh giá bước đầu của cơ quan chuyên môn, đến nay, trai sinh trưởng tốt với tỷ lệ sống trên 70%. Mô hình đảm bảo đủ điều kiện để thả giống đại trà.
 
Việc áp dụng thành công bước đầu mở ra hướng sản xuất mới cho người dân địa phương. Được biết, hiện nay, trên địa bàn xã có nhiều diện tích ao hồ, ven sông phù hợp với việc nuôi trai lấy ngọc.
 
Tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa đông-xuân
 
Tính đến thời điểm này, toàn bộ lúa vụ đông-xuân của huyện Lệ Thủy đã gieo trồng xong. Hiện bà con đang tích cực tỉa thưa, bón phân và phòng trừ các loại sâu bệnh.
 
lệ-thủy.jpg
Nông dân huyện Lệ Thủy đang chăm sóc cho lúa đông-xuân
 
Vụ đông-xuân 2020-2021, huyện Lệ Thủy Lệ Thủy gieo trên 10.200ha lúa, đạt 100% kế hoạch. Những giống lúa trung ngày và ngắn ngày có chất lượng cao được lựa chọn nhiều, như: P6, VN 20, Thái Xuyên 111, Nhị Ưu 838, Hà Phát 3..., được gieo trồng khoảng 75% diện tích. Hiện nay, lúa cơ bản đã được bà con tỉa thưa hoàn thành và bắt đầu bón thúc; một số diện tích lúa gieo sớm đang vào thời kỳ đẻ nhánh, phát triển mạnh về thân lá.
 
Tuy nhiên, thời gian này, một số diện tích lúa trên địa bàn bị sâu, bệnh và chuột phá hoại. Cụ thể, diện tích bị rệp muội phá hoại 5 ha, bọ trĩ 46 ha, chuột 65 ha, bệnh đốm nâu gần 45 ha, bệnh đạo ôn lá 23 ha…
 
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lệ Thủy đã chỉ đạo các xã, thị trấn, hợp tác xã... tăng cường công tác diệt chuột bảo vệ lúa, cấp nước, bón phân cho đồng ruộng. Những nơi có diện tích lúa bị sâu bệnh, phòng cũng đã cử cán bộ đến kiểm tra, hướng dẫn bà con cách phòng trừ…
 
Minh Hóa: Có thêm 1 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao cấp tỉnh
 
Năm 2020, Công ty TNHH thực phẩm Minh Trung ở xã Trung Hóa đăng ký tham gia phân hạng OCOP với sản phẩm thịt gà đồi. Trong quá trình thực hiện, công ty được huyện tạo điều kiện về hồ sơ, thủ tục để công ty tập trung phát triển, hoàn thiện và nâng cấp sản phẩm. Công ty nỗ lực đầu tư xây dựng, mở rộng cơ sở chăn nuôi đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì, tem nhãn, chú trọng quảng bá sản phẩm và bảo vệ môi trường.
 
minh-hóa.jpg
Sản phẩm thịt gà đồi của Công ty được công nhận OCOP cấp tỉnh
 
Đầu năm 2021, UBND tỉnh đã công nhận thêm sản phẩm thịt gà đồi của Công ty TNHH  thực phẩm Minh Trung đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh, nâng số sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh trên địa bàn huyện lên 2 sản phẩm (trước đó là sản phẩm dầu lạc nguyên chất Nông Việt).
 
Huyện Minh Hóa xây dựng kế hoạch để tiếp tục phát triển thêm một số sản phẩm nông nghiệp mới, như: mật ong, trà cỏ máu đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh và nâng cấp sản phẩm dầu lạc nguyên chất Nông Việt lên 4 sao.
Ngọc Thủy (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top