Tin NN Miền Trung: Ứng phó với rét đậm, rét hại kéo dài
Đứng trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, nhiều địa phương đã lên phương án bảo vệ cho đàn gia súc và vật nuôi nhất là các địa phương miền núi.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia khu vực Bắc bộ tiếp tục đón một đợt không khí lạnh cường độ mạnh tăng cường xuống vào ngay 7/1.Sau đó đến ngày 10/1, một đợt không khí lạnh nữa sẽ tăng cường xuống phía Bắc, kéo dài rét đậm rét hại ở khu vực này đến khoảng giữa tháng 1.
Nghệ An lên phương án ứng phó kịp thời khi rét đậm, rét hại kéo dài
Ngày 5/1, đoàn công tác Sở Nông nghiệp và PTNT do đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm trưởng đoàn, đã đi kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp tại các huyện Hưng Nguyên và Nghi Lộc.
Vụ xuân năm nay, Nghệ An phấn đấu gieo cấy 90.000 ha lúa, trong đó, có 40.000 ha lúa lai, 50.000 ha lúa thuần và 42.000 ha lúa chất lượng. Tính đến ngày 4/1/2021, toàn tỉnh đã gieo được trên 410 ha mạ vụ xuân.
Giai đoạn bà con nông dân tổ chức xuống giống, gieo cấy lại trùng với các đợt không khí lạnh tràn về, gây ra đợt rét đậm, rét hại thứ 3 trong mùa Đông năm nay tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trong tháng 1, không khí lạnh hoạt động mạnh nên sẽ xuất hiện nhiều ngày rét kéo dài, với khoảng 3 - 4 đợt rét đậm, rét hại.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị các địa phương cần tập trung chỉ đạo, khuyến cáo nông dân các biện pháp như: Bắc mạ che phủ ni lông để chống rét, đồng thời ngăn chặn chuột, rầy xâm nhập gây hại và truyền bệnh trên mạ; ngừng ngay việc xuống giống và nghiêm cấm việc gieo sạ, cấy lúa trong những ngày nhiệt độ dưới 160C; đẩy nhanh tiến độ làm đất. Những diện tích lúa đã gieo thẳng thì tiếp tục duy trì nước ở rãnh, đảm bảo mặt luống luôn đủ ẩm, dùng tro bếp bón đều trên mặt luống để tăng cường khả năng chống rét.
Ngày 6/1, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT& TKCN) tỉnh ra công văn số 01/PCTT&TKCN-VP về việc ứng phó với không khí lạnh, rét đậm, rét hại, gió mùa Đông Bắc và sạt lở bờ biển.
Văn bản chỉ đạo các huyện miền núi và đồng bằng, tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người già, trẻ em nhỏ, học sinh, nhất là các trường nội trú như: Hạn chế hoạt động ngoài trời lạnh, mặc đủ ấm, không dùng bếp than sưởi ấm trong phòng kín, che chắn, giữ ấm cho vật nuôi, cây trồng, thủy sản nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại về sản xuất, chú trọng đàn đại gia súc và các cơ sở chăn nuôi tập trung ở khu vực đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa;
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương về việc thực hiện công tác phòng chống rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, thủy sản và cây trồng; xây dựng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện và diễn biến thời tiết.
TP. Hà Tĩnh sẽ hỗ trợ 33 tấn giống lúa vụ xuân cho bà con nông dân
Theo Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi TP Hà Tĩnh, đến thời điểm này, trung tâm đã tiếp nhận và phân cấp 100% số lượng 50 tấn giống lúa từ nguồn dự trữ quốc gia về cho bà con nông dân.
Số giống này đã được UBND thành phố Hà Tĩnh rà soát nhu cầu, khả năng và phù hợp cơ cấu sản xuất thực tế của từng địa phương; bao gồm: HT1, nếp 87, nếp 98, KD 18, KD đột biến, VTNA2, ADI 168.
Theo đó, vụ xuân 2021, toàn thành phố sản xuất 1.400 ha lúa. Trà lúa đầu tiên sẽ bắt đầu xuống giống từ ngày 10 - 15/1 tới.
Cũng trong dịp này, thành phố tiếp nhận từ nguồn dự trữ quốc gia 1.740 kg hạt giống rau; 33.000 con gà giống; 5.000 con vịt giống; hơn 500 gói (loại 100g/gói) thuốc thú y và 8 tấn thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp, mạnh thường quân hỗ trợ bà con nông dân thành phố khôi phục sản xuất sau lũ lụt.
Nông dân Hà Tĩnh thu lợi lớn vì giá bò tăng cao
Người chăn nuôi tại Hà Tĩnh phấn khởi nhờ có thu nhập lớn vào dịp tết năm nay khi nhu cầu tiêu thụ thịt bò để chế biến thực phẩm vào dịp gần Tết Nguyên đán đang trên đà tăng mạnh, đẩy giá bò thịt lên cao.
Theo thông tin từ người dân, hiện nay, giá thịt bò hơi đã tăng từ 73.000 - 75.000 đồng/kg lên 85.000 – 88.000 đồng/kg. Dự đoán, từ nay đến tết Nguyên đán giá bò còn tiếp tục tăng.
Tết này, người chăn nuôi huyện Lộc Hà cũng sẽ thu về nguồn lợi lớn nhờ đàn bò chất lượng cao. Chị Trần Thị Hồng (thôn Quan Nam, Hồng Lộc) vừa bán 3 con bò thịt được 150 triệu đồng. Chị chia sẻ: “Đây là giống bò lai 3B có thể trạng cao lớn, ăn khỏe và tăng trọng rất nhanh. Nhờ mấy con bò này mà gia đình tôi tết này có thêm đồng ra đồng vào”.
Ông Nguyễn Khắc Khánh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho hay: “Thời điểm trước, trong và sau tết Nguyên đán Tân Sửu, nhu cầu mua bán vận chuyển gia súc, gia cầm trong đó có trâu, bò tiếp tục tăng mạnh. Trong khi đó, thời tiết thường xuyên có mưa, lạnh là điều kiện thuận lợi để các loại virus gây bệnh bùng phát tấn công, nhất là dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò. Người chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp chăn nuôi tốt, chống rét, chống đói để bảo toàn đàn vật nuôi, hạn chế rủi ro.
Với giá bò tăng mạnh vào thời điểm tết Nguyên đán Tân Sửu đang đến gần, người chăn nuôi bò tại Hà Tĩnh sẽ có nguồn thu lớn từ chăn nuôi. Điều này cũng giúp bà con nông dân giảm bớt được khó khăn do thiệt hại của dịch bệnh và thiên tai năm vừa qua.
Nhiều cơ sở “bội thu” nhờ Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh
Tại Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh năm 2020, nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp còn “bội thu” nhờ “bắt” được những mối hàng lâu dài.
Bà Lê Thị Khương – Giám đốc HTX thu mua và chế biến thủy hải sản Phú Khương (xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh) chia sẻ: “Tính ra lễ hội năm nay, cơ sở bán được gần 600 lít nước mắm và một số sản phẩm ruốc, tổng thu hơn 70 triệu đồng. Điều đáng mừng nhất là, sau khi lễ hội kết thúc, nhiều khách đặt nước mắm làm quà tặng, nhà hàng lấy số lượng lớn sử dụng và một số cơ sở kinh doanh đặt hàng về bán”.
Ông Đoàn Quốc Hoài – chủ cơ sở cam Hoài Luân phấn khởi cho hay: “Tại lễ hội, chúng tôi bán được 2,5 tấn cam, cam đưa xuống đến đâu bán hết đến đó. Đặc biệt, đầu giờ chiều ngày cuối lễ hội khách vẫn lại hỏi mua nhưng hết hàng, đường xa chúng tôi không tiện về cắt thêm. Sau đó, chúng tôi còn bán được khoảng 1 tấn cam cho khách đặt mua từ lễ hội. Với giá 35.000 – 40.000 đồng/kg, tính ra doanh thu từ lễ hội cam năm nay được gần 140 triệu đồng”.
Anh Nguyễn Đình Giáp – chủ cơ sở giò chả Tiến Giáp hồ hởi khoe: “Trong 3 ngày tại lễ hội cam, các sản phẩm xúc xích, giò me, giò lụa, chúng tôi bán được khoảng 130 triệu đồng. Vui hơn là nhờ tham gia lễ hội, có 4 khách hàng ở Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Đức Thọ sau khi ăn thử đã đặt mối hàng để bán lâu dài.
Theo anh Đinh Hữu Sang – Trưởng phòng Xúc tiến thương mại, Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại (Sở Công thương), lễ hội năm nay được tổ chức với quy mô lớn, trang trí đẹp, có nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn tham gia và thu hút đông đảo người dân tham quan, mua sắm. Các sản phẩm cam, bưởi, nông sản đa dạng về chủng loại và là đặc sản tiêu biểu của các địa phương trong tỉnh, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.
Lễ hội hay những Hội chợ là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại, nhiều địa phương đã và đang làm rất tốt hoạt động này với mục đích quảng bá và giới thiệu sản phẩm của địa phương mình, đây là một trong những kênh thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển nên rất cần được đầu tư và tổ chức.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.