Tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nam Định,... người dân đã sẵn sàng chuẩn bị những mẻ cá chép đỏ lớn phục vụ thị trường Tết ông Công, ông Táo.
Vào những ngày này, không khí tại các làng nuôi cá chép đỏ trở nên nô nức, nhộn nhịp. Tiếng người mua kẻ bán, hò reo giăng lưới tát ao bắt cá; tiếng xe máy, ô tô của thương lái rầm rộ cả làng. Ai cũng tất bật, hồ hởi mong một vụ cá bội thu mỗi dịp ông Công, ông Táo cận kề.
Anh Lê Thanh Hà ở Cẩm Khê (Phú Thọ) cho hay, gia đình anh đã có truyền thống nuôi cá chép đỏ gần 20 năm. Năm nay, anh xuất bán khoảng 5 tấn cá chép đỏ phục vụ thị trường 23 tháng Chạp. Hiện cá đã được chuyển từ ao nuôi lên bể gom dần để chuyển đi đầu mối các tỉnh, khách không đặt sớm chỉ 5-10 ngày nữa là không còn hàng.
Là một trong những hộ nuôi cá chép đỏ lâu năm trong vùng, gia đình ông Bùi Văn Hòa ở Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) cũng đang bận rộn chuẩn bị những mẻ cá để phục vụ thị trường ông Công ông Táo cuối năm.
Do thời tiết khắc nghiệt, nắng hanh kéo dài nên con cá năm nay không to bằng mọi năm, sản lượng cá chép đỏ cũng giảm đi một phần. Như năm ngoái, gia đình ông có khoảng 2,5 tấn cá chép đỏ cung ứng ra thị trường, song năm nay lượng cá chỉ được khoảng 2 tấn. Thời điểm này, nhiều thương lái đã đặt cọc tiền mua cá từ sớm để tránh hết hàng dịp cận Tết.
“Từ tháng 8 âm lịch tôi đã phải xuống giống, nuôi mất 4 tháng. Đến 18-20 tháng Chạp, cá được đưa lên bể ép bắt đầu chuyển cho thương lái. Hiện tôi bán sỉ cá chép đỏ giá 70.000 đồng/kg, tương đương năm ngoái”, ông Hòa nói.
Tương tự, anh Trần Văn Chung ở Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) cũng cho biết, đa số các mối buôn, đại lý đã liên hệ đặt hết trước 1-2 tháng, chỉ đợi qua Rằm tháng Chạp là họ về lấy chuyển đi các nơi tiêu thụ. Giá cá tùy từng thời điểm khác nhau, dao động 65.000-80.000 đồng/kg.
Năm nay, anh Chung nuôi được 3-4 tạ cá chép đỏ. Cá được chọn và phân loại từ to đến bé, trung bình từ 20-40 con/kg, do vậy giá tùy loại cũng khác nhau. Dự kiến, chỉ khoảng 1 tuần nữa số cá chép đỏ được thương lái đặt mua hết sạch. Cũng nhờ có vụ cá chép gối vụ này mà dịp Tết gia đình anh có thêm khoản thu khấm khá hơn, anh Chung chia sẻ.
Anh Khổng Thế Hiệp, cán bộ nông nghiệp xã Yên Lập (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), tâm sự: “Cứ gần 23 tháng Chạp, từ đầu làng đến cuối làng đã tất bật người mua người bán từ khắp nơi đổ về mua cá. Năm nay, số hộ nuôi cá chép đỏ của làng Phủ Yên tăng khoảng 1/3 so với năm ngoái. Đây là vụ cá chỉ bán vào 1 dịp trong năm nhưng cũng đem lại thu nhập khá cho người dân”.
Theo anh Hiệp, do ảnh hưởng thời tiết nên năm nay cá chậm lớn hơn so với các năm, ước tính sản lượng cá chép đỏ của làng khoảng trên dưới 7 tấn. Tuy vậy, với kinh nghiệm ương cá lâu năm của người dân, thương lái từ nhiều tỉnh vẫn tìm về tận nơi đặt mua. Tùy từng thời điểm giá cá lên xuống khác nhau, nhìn chung không chênh lệch nhiều so với năm trước, dao động 70.000-80.000 đồng/kg.
Kiến nghị chưa giảm thuế nhập khẩu “cứu” chăn nuôi gia cầm
Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam vừa kiến nghị Thủ tướng, Bộ trưởng NN&PTNT, Công Thương, Tài Chính xem xét chưa giảm thuế nhập khẩu gia cầm để “cứu” chăn nuôi gia cầm trong nước, do lượng thịt gà nhập khẩu tăng cao nhất trong 10 năm qua.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam, những năm qua, người sản xuất gia cầm trong nước đã và đang phải gồng mình chống đỡ với với sản phẩm thịt gà nhập khẩu giá rẻ từ các nước như Mỹ, Brazile, Hàn Quốc và một số nước EU.
Dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm cho biết, chỉ 9 tháng đầu năm 2019, cả nước nhập khẩu gần 216 ngàn tấn thịt gà các loại, kim ngạch nhập khẩu 186 triệu USD (bình quân 0,862 USD/kg, tương đương 20 ngàn đồng/kg). Trong đó sản phẩm đùi gà chiếm 71,5%, cánh gà 5,8%, chân gà 8,7%, gà nguyên con 8,2%.
Ước tính sản lượng thịt gà nhập khẩu cả năm 2019 khoảng 250-260 ngàn tấn, tăng hơn 50% so với năm 2018. Dù chưa giảm thuế nhập khẩu thịt gà mà đã có sự gia tăng đột biến về số lượng thịt nhập khẩu như trên, là mức tăng cao nhất trong 10 năm gần đây.
Theo nhận định của các chuyên gia, sự gia tăng sản phẩm thịt gà nhập khẩu giá rẻ là một trong các nguyên nhân tạo ra cú sốc về giảm giá thịt gà trong nước xuống mức thấp nhất trong10 năm qua.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, ngành gia cầm của Việt Nam là ngành hàng chịu nhiều tác động bất lợi và chịu rủi ro cao, đặc biệt là các hộ nông dân. Do đó, trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, nhóm mặt hàng thịt gia cầm được thực hiện bảo hộ cao, không cam kết cắt giảm hoặc nếu buộc cắt giảm sẽ thực hiện vào giai đoạn cuối cùng thực hiện cam kết.
Trước tình hình trên, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam kiến nghị cân nhắc xem xét chưa giảm thuế nhập khẩu gia cầm trong giai đoạn 2020-2025, mà vẫn giữ nguyên thuế suất nhập khẩu sản phẩm gia cầm 20% từ nay đến năm 2025.
Trong trường hợp phải hài hòa quan hệ thương mại với một số đối tác chiến lược, buộc phải cắt giảm thuế nhập khẩu thịt gà, Hiệp hội kiến nghị chỉ nên giảm thuế nhập khẩu đối với một số ít sản phẩm. Cụ thể chỉ giảm 1- 2% thuế nhập khẩu thịt ức gà. Đối với gà chặt đầu; đùi; cổ cánh và chân gà không nên giảm thuế nhập khẩu trong 5 năm tới.
Xuất khẩu tinh bột sắn sẽ tiếp tục trầm lắng trong tháng 1/2020
Cục Xuất nhập khẩu dự báo xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam trong tháng 01/2020 sẽ tiếp tục trầm lắng do kỳ nghỉ tết Dương lịch và Tết Nguyên đán khá gần nhau, nhu cầu nhập hàng từ phía Trung Quốc yếu trong bối cảnh tồn kho tại Trung Quốc còn khá nhiều.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, tháng 12/2019, giá sắn nguyên liệu tại các vùng trên cả nước không có nhiều biến động. Giá sắn củ tại Tây Nguyên cuối tháng 12/2019 giảm nhẹ so với đầu tháng do lượng sắn về nhà máy nhiều hơn.
Do thời tiết tại Tây Nguyên bước vào mùa hanh khô, trữ độ bột của sắn tốt hơn, đồng thời cận Tết nên người dân thu hoạch sắn rộ hơn. Nguồn cung nguyên liệu đưa về các nhà máy có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 12/2019. Theo đó, giá mua vào của các nhà máy chế biến tinh bột sắn khu vực Tây Nguyên được điều chỉnh giảm trở lại.
Trong giai đoạn từ nay tới Tết Nguyên đán năm 2020, giá sắn nguyên liệu tại khu vực Phú Yên và Tây Nguyên sẽ duy trì xu hướng giảm do người dân thu hoạch sắn nhiều hơn.
Năm 2019, xuất khẩu tinh bột sắn ước đạt 2,1 triệu tấn, trị giá 870 triệu USD, tăng 18% về lượng và tăng 6% về trị giá so với năm 2018.
Từ đầu tháng 12/2019, Trung Quốc bắt đầu áp dụng mức thuế mới với hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu Nà Nưa (Lạng Sơn). Theo đó, thuế được điều chỉnh tăng với tất cả các mặt hàng, trong đó riêng với tinh bột sắn được điều chỉnh từ mức 180 NDT/tấn lên 280 NDT/tấn. Hiện nay, khu vực cửa khẩu Na Hình và Bảo Lâm chưa có văn bản tăng thuế, nhiều khả năng sẽ được áp dụng từ đầu năm 2020. Những động thái của Trung Quốc liên quan tới các hoạt động của đường biên, lối mở trong năm 2019 cho thấy nước này sẽ tiếp tục giảm tỷ trọng giao dịch biên mậu và tăng giao dịch chính ngạch. Trung Quốc sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm thuế VAT với tinh bột sắn nhập khẩu chính ngạch, từ 13% xuống còn 10% trong năm 2020 nhằm tăng lượng nhập khẩu chính ngạch. Thị trường xuất khẩu tinh bột sắn có thể sẽ trầm lắng cho tới đầu tháng 02/2020./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…