Giá tôm không ổn định, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới diễn biến phức tạp, thời tiết không thuận lợi, nông dân chậm thả nuôi hoặc thu hẹp diện tích, nên nguồn nguyên liệu có nguy cơ thiếu hụt trong thời gian tới.
Theo VASEP, hiện nay do thiếu nguồn cung nên DN không mua được tôm nguyên liệu với giá mong muốn.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), dịch COVID-19 bùng phát đã tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất và thương mại tôm toàn cầu. Cho tới nay, dịch bệnh này đã và đang tiếp tục ảnh hưởng rõ rệt hơn tới hoạt động nuôi trồng, thương mại tôm của một số nguồn cung lớn trên thế giới. Hoạt động nuôi tôm tại Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và phần còn lại của Đông Nam Á sẽ bị thu hẹp do COVID-19.
Doanh nghiệp (DN) xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những tác động không nhỏ do dịch bệnh COVID-19 gây ra như bị hoãn, thậm chí bị hủy đơn hàng, nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường giảm trong khi vẫn phải duy trì việc làm cho công nhân và thanh toán nhiều khoản thuế, chi phí đầu vào...
Tuy nhiên, DN đang nỗ lực tìm cách vượt khó như đa dạng thị trường XK, đẩy mạnh bán hàng cho các kênh siêu thị, giao hàng tại nhà, chế biến sâu để bán cho phân khúc bán lẻ thay cho phân khúc dịch vụ thực phẩm đang sụt giảm mạnh.
Theo ông Hồ Quốc Lực – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, những tháng đầu năm 2020, thị trường tôm thế giới liên tục biến động nhưng giá tôm trong nước vẫn được giữ vững và tăng trở lại, một phần nhờ sự đa dạng sản phẩm chế biến sâu đã chiếm lĩnh phân khúc thị trường cao cấp.
Tại Sóc Trăng (địa phương có diện tích nuôi tôm thâm canh lớn nhất nước với gần 25.000ha), hầu hết các DN chế biến tôm lớn đều đã đầu tư máy móc công nghệ chế biến hiện đại để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng phục vụ các thị trường cao cấp trên thế giới.
Tuy nhiên, theo ông Lực, lợi thế về các sản phẩm chế biến sâu của Việt Nam sẽ không thể kéo dài mãi được khi hiện một số nước cũng đã đầu tư máy móc, công nghệ chế biến. Để đảm bảo tính cạnh tranh cho con tôm Việt, bên cạnh sự nỗ lực của các DN chế biến, ngành chức năng và người nuôi tôm cần áp dụng các biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao tỷ lệ thành công, diện tích nuôi tôm đạt chuẩn quốc tế và giảm giá thành trong nuôi tôm.
Theo VASEP, hiện nay do thiếu nguồn cung nên DN không mua được tôm nguyên liệu với giá mong muốn và tình trạng này có thể trầm trọng hơn sau 2 tháng do diện tích nuôi giảm.
Gạo thực xuất mới đạt gần 50% hạn ngạch 400.000 tấn
Theo cập nhật đến 18h ngày 26/4, tổng số lượng gạo thực xuất trong hạn ngạch 400.000 tấn tháng 4 của Việt Nam mới chỉ được 185.634,59 tấn, đạt 46% hạn ngạch.
Theo quy định của Luật Hải quan, đến hết ngày 26/4, nếu các doanh nghiệp (DN) không gom đủ gạo để xuất theo các tờ khai đã đăng ký thì những tờ khai này sẽ tự động bị hủy. Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát và Quản lý Hải quan, thuộc Tổng cục Hải quan cho biết, ngoài số lượng hơn 185.000 tấn gạo đã thực xuất, vẫn còn nhiều DN đã xuất trình hàng cho Hải quan, chờ hoàn thiện các thủ tục còn lại để xuất kịp hiệu lực của tờ khai.
“Ngày 27/4, chúng tôi sẽ tổng hợp đầy đủ. Các DN không gom đủ gạo theo các tờ khai đã đăng ký sẽ bị hủy tờ khai. Tuy nhiên, họ cũng chỉ bị xử phạt rất nhẹ vì chưa có chế tài nào nghiêm khắc. Cũng giống như mua vé bóng đá, lượng vé chỉ có 1.000 chiếc, người dân đua nhau canh giờ mua, người may mắn mua được nhiều, người lại không mua được vé nào”, ông Âu Anh Tuấn cho hay.
Theo Cục trưởng Cục Giám sát và Quản lý Hải quan, sau khi thống kê đầy đủ, cùng với kết quả thanh kiểm tra của Thanh tra Chính phủ, đoàn liên ngành do Bộ Công thương làm tổ trưởng, các bộ ngành liên quan sẽ họp để có ý kiến chính thức với Chính phủ. Từ đó, phương án xuất khẩu gạo tháng 5 mới được công bố chính thức để các DN chủ động.
Ngành điều giảm mục tiêu xuất khẩu do dịch Covid-19
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2020, ngành điều Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 4 tỷ USD, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến giá xuất khẩu hạt điều giảm, ngành điều Việt Nam có thể sẽ phải điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu xuống còn 3 tỷ USD.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, dịch Covid-19 mặc dù đã được kiểm soát tại Trung Quốc, nhưng lại lan rộng ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu - thị trường xuất khẩu hạt điều truyền thống của Việt Nam. Tại Mỹ và EU, việc hạn chế đi lại của người dân khiến nhu cầu dự trữ thực phẩm thiết yếu tăng. Trong khi, hạt điều lại là thực phẩm phụ, người tiêu dùng sẽ ưu tiên cho các thực phẩm quan trọng khác. Giá hạt điều chế biến giảm do giá nguyên liệu thô giảm và quá trình vận chuyển hạt điều chế biến cũng gặp khó khăn.
Việc siết chặt kiểm soát, tăng cường kiểm dịch ở biên giới và đóng cửa một số cửa khẩu khiến nhập khẩu hạt điều từ thị trường Campuchia về Việt Nam chậm. Giá hạt điều thô của Campuchiavà Việt Nam đều đang ở mức thấp. Giá hạt điều tươi ở Campuchia khoảng 18.000 - 20.000 đồng/kg, thu hồi 27 - 27,5% (tương đương 170-180 hạt/kg).
Tại Việt Nam, mùa vụ hạt điều năm nay cho năng suất cao, chất lượng tốt, nhưng giá ở mức thấp, dao động khoảng 22.500 - 23.000 đồng/kg, tỷ lệ thu hồi 27,5 - 28% (tương đương 180 - 185 hạt/kg).
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều tháng 3/2020 đạt 43,9 nghìn tấn, trị giá 309,24 triệu USD, tăng 68,4% về lượng và tăng 76% về trị giá so với tháng 2/2020, tăng 38,3% về lượng và tăng 24,3% về trị giá so với tháng 3/2019. Tính chung quý I/2020, xuất khẩu hạt điều đạt 54,7 nghìn tấn, trị giá 666,9 triệu USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 4,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Tháng 3/2020, giá xuất khẩu bình quân hạt điều đạt mức 7.037 USD/tấn, giảm 0,8% so với tháng 2/2020 và giảm 10,2% so với tháng 3/2019. Tính chung quý 1/2020, giá xuất khẩu bình quân hạt điều giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2019, xuống còn 7.044 USD/tấn. Trong quý 1/2020, giá xuất khẩu bình quân hạt điều sang hầu hết các thị trường giảm so với cùng kỳ năm 2019, chỉ có giá xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ tăng 16,6%.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, hiện một số khách hàng trên thế giới yêu cầu các nhà máy giao hàng sớm nhất có thể do lo ngại việc vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu có thể gặp khó khăn, cước tàu vận tải tăng cao. Tuy nhiên, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) khuyến cáo các nhà máy chế biến nên bình tĩnh, không nên bán tháo. Đồng thời, các nhà máy chế biến nên nhập khẩu hạt điều thô từ từ khi thấy giá phù hợp. Các doanh nghiệp trong nước nên thận trọng khi mua hạt điều thô từ châu Phi, chú ý kiểm tra chất lượng sản phẩm. Trong bối cảnh khó khăn chung, các doanh nghiệp chế biến nên thu mua hạt điều thô trong nước nhằm góp phần giữ vững và phát triển vùng nguyên liệu tại chỗ.
Do đó, các nhà máy chế biến hạt điều Việt Nam cần theo dõi sát diễn biến thị trường, đồng thời cũng nên có kế hoạch chuẩn bị cho năm 2021./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…