Chưa còn đầy 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thế nhưng, so với những năm trước đây, hiện tại những vườn hoa Tết ở thành phố Đà Nẵng khá ảm đạm kèm theo nỗi lo đầu ra cho vụ hoa Tết sắp đến gần.
Thời điểm giữa tháng 9 đến đầu tháng 10 chính là thời gian người nông dân trồng hoa đang tất bật xuống giống để chuẩn bị cho vụ hoa Tết. Tuy nhiên, trước tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, các vườn hoa đã xuống giống muộn, bên cạnh áp lực về chi phí sản xuất và đầu ra khiến những người trồng hoa không khỏi lo lắng.
Theo ông Lê Phước Dạng (thôn Dương Sơn, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang), Tổ trưởng Tổ hợp tác hoa Dương Sơn: “Trước tình hình dịch bệnh khó khăn như hiện nay, giá chậu hoa cúc đại năm trước khoảng 700.000 đồng/cặp nhưng hiện nay giá khoáng 500.000 đồng/cặp, ngược lại chi phí chăm sóc lại đắt, cứ tiếp diễn như vậy các hộ dân sẽ lỗ vốn và dần bỏ nghề. So với cùng kỳ năm ngoái, gốc hoa cúc giao động từ 9.000-10.000 đồng/gốc, thế nhưng, giá giảm mạnh nay chỉ còn hơn 5.000 đồng/gốc”.
“Tính đến thời điểm hiện tại, cả tổ chỉ có 12.500 chậu trên diện tích 4,5 ha, ít hơn so với các năng trước khoảng 3.000 chậu, trong đó sử dụng 1.5 ha đất để trồng lan công nghệ cao, hoa cúc là chủ lực, còn lại là một số loại hoa khác”.
Bên cạnh đó, ông Dạng cũng cho biết những khó khăn cũng những lo lắng về đầu ra của hoa cho năm nay, với tình hình dịch COVID-19 cho nên năm nay gặp rất nhiều khó khăn về thị trường đầu ra, nếu như so với mọi nay tới hiện tại thương lái đặt hàng cho năm nay rất ít. Đồng thời, thời tiết năm nay cũng diễn biến bất thường, các loại sâu, bọ phá hoại cây trồng phát triển, giá các loại huốc bảo vệ thực vật, phân bón đều tăng cao nên người trồng hoa càng khó khăn, ông Dạng nói.
Anh Hồ Hữu Hòa, kỹ thuật viên tại vườn lan Vũ Gia (tổ 4, thôn Liên Sơn, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) chia sẻ, hầu như các nhà vườn đều lo ngại việc sâu bệnh trong thời tiết giao mùa này, đặc biệt là một số bệnh khiến các đọt hoa bị hư thành ra cây hoa đó sẽ không đạt yêu cầu và phải chăm sóc lại cho vụ sau.
Có thể thấy, với người dân trồng hoa ở thành phố Đà Nẵng, hoa tết mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, nỗi lo lắng về chi phí, đầu ra khiến các chủ vườn đứng ngồi không yên.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…