Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 8 tháng 12 năm 2020 | 15:41

Trung Quốc siết chặt NK hàng thủy sản đông lạnh, DN Việt cần sẵn sàng chủ động

Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc chủ động liên hệ với khách hàng/nhà nhập khẩu Trung Quốc để chuẩn bị, cung cấp kết quả thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19 tại doanh nghiệp (DN).

dnt-onecmscdn-com_don-hang-che-bien-thuy-san-1586303958217358246944.png
Chế biến cá tra phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

 

Theo Bộ Nông nghiệp và PTTN, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp, một số quốc gia (trong đó có Trung Quốc) đang tăng cường kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, bao gồm cả việc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.

Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc cũng đang đề nghị bổ sung nội dung chứng nhận áp dụng hiệu quả biện pháp phòng chống Covid-19 cũng như kiểm tra trực tuyến điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và các biện pháp phòng chống Covid-19 của một số doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu vào Trung Quốc.

Trong thời gian vừa qua, Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc cũng đã cảnh báo một số lô hàng tôm đông lạnh của Việt Nam nhiễm bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu và một số chỉ tiêu an toàn thực phẩm.

Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc chủ động liên hệ với khách hàng/nhà nhập khẩu Trung Quốc để chuẩn bị, cung cấp kết quả thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19 tại doanh nghiệp, kể cả kết quả thẩm tra lấy mẫu xác xuất xét nghiệm Covid-19 đối với mẫu bao bì, sản phẩm trước khi xuất khẩu khi được yêu cầu.

Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp đề nghị Ban chỉ đạo, phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh/thành phố cung cấp xác nhận tình hình kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn và hiệu quả các biện pháp phòng chống Covid-19 mà doanh nghiệp đã triển khai.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải chủ động rà soát chương trình quản lý chất lượng, thiết lập, thực hiện các biện pháp phù hợp để kiểm soát hiệu quả mối nguy an toàn thực phẩm và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Trong đó, riêng đối với các chỉ tiêu dịch bệnh trên tôm cần thu thập thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh trên tôm tại các vùng thu hoạch ở địa phương, để nhận diện và có biện pháp kiểm soát dịch bệnh phù hợp, hiệu quả.

Với VASEP, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị tăng cường phổ biến, quán triệt tới tất cả các doanh nghiệp hội viên nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT trước đây về việc áp dụng các biện pháp kiểm soát, phòng chống Covid-19 cũng như các yêu cầu nêu trên nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả trong xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc trong tình hình mới.

Phía Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) cũng cho hay, theo thông tin từ VASEP, do các hoạt động kiểm soát tăng cường nên thời gian để kiểm tra và làm thủ tục thông quan cho các lô hàng nhập khẩu kéo dài hơn so với trước đây, gia tăng chi phí phát sinh từ kiểm hàng, lưu công, lưu bãi đối với hàng đông lạnh.

Do đó, để tránh các rủi ro và giảm thiểu các chi phí phát sinh, một số nhà nhập khẩu Trung Quốc đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam dãn tần xuất giao hàng theo hợp đồng đã ký kết trước đó.

Phía Nafiqad sẽ phối hợp chặt chẽ với Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và VASEP để nắm sát tình hình và kịp thời hỗ trợ xử lý khi có các thông tin về hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam bị ùn ứ tại cảng.

 

Xuất khẩu thủy sản tháng 11/2020 ước đạt 800 triệu USD, đưa trị giá xuất khẩu thủy sản 11 tháng năm 2020 đạt gần 7,75 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2019. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 10 tháng năm 2020, chiếm 59,6% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top