Chi cục Thủy sản Thừa Thiên - Huế cho biết, vừa qua giá thủy sản thương phẩm có tăng nhưng vẫn ở mức thấp và tiêu thụ chậm hơn so với năm trước, tuy nhiên, để thu hồi vốn đơn vị này khuyên người nuôi nên tiếp tục thu hoạch sản phẩm nuôi lồng.
Cụ thể, Quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản từ ngày 14 - 20/9 của Chi cục Thủy sản Thừa Thiên - Huế cho biết, mặc dù giá thuỷ sản thương phẩm có tăng nhưng vẫn ở mức thấp và tiêu thụ chậm hơn so với năm trước.
Tuy nhiên, để thu hồi vốn và công sức lao động trong năm qua, người nuôi nên tiếp tục thu hoạch sản phẩm nuôi lồng, chú ý một số biện pháp kỹ thuật như rãi vôi xung quanh bờ ao trước khi mưa, chăm sóc tích cực, giăng lưới đề phòng khi có mưa lớn, tạt vôi và treo túi vôi ở các lồng nuôi khi tiếp tục duy trì sản phẩm qua lụt.
Bên cạnh đó, sau khi tổng hợp kết quả đo các chỉ tiêu môi trường nước của 10 điểm nước cấp vùng đầm phá cho nuôi trồng thủy sản, 02 điểm nước cấp vùng biển cho nuôi tôm chân trắng trên cát và 03 điểm nước xả thải từ các ao nuôi tôm, Chi cục Thủy sản Thừa Thiên - Huế đánh giá các yếu tố môi trường vùng đầm phá và ven biển ít biến động.
Tuy nhiên, vào các ngày cuối tuần qua, ảnh hưởng của cơn bão số 5 nên thời tiết, môi trường có biến động phức tạp do mưa to, sóng lớn, gió mạnh… với các biện pháp phòng chống trước và sau cơn bão đã được chính quyền địa phương và người dân thực hiện kịp thời, chủ động nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả cho các vùng nuôi trên cát, cao triều đầm phá và nuôi cá lồng, đặc biệt các vùng ương dưỡng giống thuỷ sản cho năm sau.
Chi cục Thủy sản Thừa Thiên - Huế cho hay, sau khi cơn bão số 5 xảy ra, trên địa bàn đã có những thiệt hại về giống đang ương dưỡng, thuỷ sản thương phẩm do vỡ đê ao nuôi, rách lưới lồng làm đối tượng nuôi thoát ra ngoài.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có Công văn số 8310/UBND-NN ngày 12/9/2020 về việc tình hình nuôi cá lồng tại các địa phương, trong đó chỉ đạo các huyện, thị xã giao, cho thuê mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản theo đúng quy định của Luật Đất đai.
Qua công văn, UBND tỉnh này đề nghị chính quyền địa phương cấp xã có nuôi trồng thuỷ sản quan tâm đôn đốc, hướng dẫn người nuôi thực hiện để đủ điều kiện đăng ký nuôi trồng thuỷ sản bằng lồng bè (kể cả nuôi chắn sáo, nuôi giàn nhuyễn thể) và đối tượng thuỷ sản nuôi chủ lực (nuôi tôm sú, tôm chân trắng).
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.