Lực lượng chức năng tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đang thực hiện nhiều biện pháp để phòng, chống dịch Covid-19. Điển hình như việc truy vết, khoanh vùng, kiểm tra, giám sát tất cả người và phương tiện đến hoặc đi qua địa phương này.
Theo đó, ngay khi lịch trình di chuyển của bệnh nhân 589 được công bố, tại các điểm tập trung đông người như nhà hàng tiệc cưới Hoa Hồng ở đường Nguyễn Chí Thanh, quán café Mắt Biếc trên đường Bao Vinh… đặc biệt là khu vực nhà ở của người thân bệnh nhân này (tại phường Phú Hiệp, thành phố Huế) đã được lực lượng Công an phường Phú Hiệp nhanh chóng khoanh vùng, truy vết các trường hợp liên quan nhằm ngăn chặn và giảm nguy cơ mầm bệnh có thể phát tán.
Cùng với đó, lực lượng Công an đã phối hợp cùng lực lượng Y tế, vận động những người về tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gần với bệnh nhân 589 chủ động khai báo y tế và thực hiện cách ly tập trung đối với những trường hợp là F1, cách ly tại nhà đối với trường hợp F2.
Trên bình diện thành phố Huế, ngay sau khi phát hiện các ca lây nhiễm Covid-19 tại các địa phương lân cận, lực lượng Công an đã triển khai các biện pháp quản lý lưu trú, rà soát, xử lý các trường hợp người nước ngoài đến cư trú, tạm trú bất hợp pháp trên địa bàn và những người đã đến hoặc đi qua vùng dịch, tuyên truyền để cán bộ, Nhân dân không được chủ quan, thực hiện đúng và đầy đủ quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Kịp thời phát hiện trường hợp nhập cảnh trái phép, phát hiện các trường hợp từng tiếp xúc với người nhiễm, người nghi nhiễm có dấu hiệu dịch tễ từ vùng dịch để có biện pháp xử lý.
Công tác kiểm tra, kiểm soát giá đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhất là các mặt hàng có liên quan trực tiếp đến công tác phòng chống dịch như khẩu trang y tế, nước rửa tay… đã được lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện mạnh mẽ, rộng khắp. Điều này đã góp phần giữ ổn định tình hình, đảm bảo an ninh trật tự, tích cực phòng ngừa, nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
Cùng với đó, lực lượng cảnh sát khu vực phối hợp cùng Tổ dân phố phường đến từng nhà dân, rà soát nắm tình hình với mục đích không bỏ sót bất cứ trường hợp nào. Tuyên truyền, nhắc nhở người dân trong phòng, chống dịch và hướng dẫn cách cài đặt phần mềm Bluezone trong khai báo y tế.
Trên bình diện tỉnh Thừa Thiên - Huế, với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phối hợp, triển khai thiết lập 07 chốt kiểm soát y tế liên ngành đối với người và phương tiện vào địa bàn tỉnh để kiểm tra, giám sát, kiểm soát dịch bệnh.
Cụ thể: chốt trên QL1A thuộc địa bàn xã Phong Thu, Phong Điền; chốt trên đường Lý Nhân Tông thuộc thị xã Hương Trà; chốt tại Ga Huế; chốt giao lộ giữa đường Nguyễn Tất Thành và đường Đặng Tràm thuộc thị xã Hương Thủy; chốt trạm trung chuyển hầm Hải Vân, thị trấn Lăng Cô, huyên Phú Lộc; chốt tại ngã 3 QL1A và đường ven biển Cảnh Dương thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc và chốt tại đường mòn Hồ Chí Minh, thuộc xã A Roàng, huyện A Lưới.
Các điểm chốt chặn có nhiệm vụ kiểm soát phương tiện và người từ địa phương khác đi vào tỉnh, yêu cầu phải khai báo y tế, lịch sử đi lại, đo thân nhiệt…
Điển hình, tại chốt kiểm dịch y tế số 6, trên tuyến quốc lộ 1A, thuộc địa bàn thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Trạm Cảnh sát giao thông Phú Lộc, Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát cơ động chủ động bố trí tổ công tác phối hợp với Công an huyện Phú Lộc, Thanh tra giao thông, tiến hành chốt chặn.
Chốt kiểm tra y tế số 6 tập trung kiểm soát xe chở hàng hóa, xe khách, xe mang biển kiểm soát ngoại tỉnh, nhất là quản lý chặt chẽ: tài xế, hành trình di chuyển của phương tiện vận tải, hướng dẫn khai báo y tế, lịch sử đi lại… Đồng thời, tiến hành phun tiêu độc khử trùng đối với các phương tiện đi từ hướng Đà Nẵng ra Huế và ngược lại.
Trung bình mỗi ngày, các chốt kiểm tra y tế liên ngành đã kiểm tra hàng nghìn lượt phương tiện bao gồm ô tô và xe máy với hàng nghìn lượt người lưu thông. Dù vậy, tính đến thời điểm này chốt kiểm dịch vẫn chưa phát hiện trường hợp nào có biểu hiện nhiễm bệnh phải đưa vào thực hiện cách ly.
Có thể thấy, dù điều kiện phục vụ công tác còn nhiều khó khăn, nhưng tất cả các thành viên của các chốt kiểm dịch đều nỗ lực, phối hợp, nêu cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tất cả các trường hợp đi đến được hướng dẫn được kiểm tra chặt chẽ, thông tin y tế được ghi nhận đầy đủ.
Có mặt tại chốt kiểm tra số 5 trên địa bàn huyện Phú Lộc lúc 5h00 sáng ngày 07/5, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ đánh giá cao các lực lượng thực hiện nghiêm túc việc chốt, trực 24/24h. Đánh giá cao hoạt động của chốt số 5 cũng như các chốt còn lại đã hoạt động tích cực, góp phần cho việc ngăn chặn, phòng chống dịch bệnh của tỉnh trong thời gian qua.
Ông Thọ đánh giá, mặc dù lưu lượng người và phương tiện hàng ngày đi qua các chốt rất đông nhưng lực lượng làm nhiệm vụ tại các chốt đã phối hợp tốt để tiến hành dừng, kiểm tra người và phương tiện, tiến hành đo thân nhiệt và khai báo y tế, lịch sử đi lại của hành khách, đồng thời đưa các trường hợp người Huế trở về từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đến các khu cách ly tập trung.
Trong chuyến kiểm tra này, ông Thọ cũng yêu cầu các chốt tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm tra, kiểm soát tất cả người và phương tiện gồm xe ô tô, xe gắn máy kể cả người đi xe đạp và đi bộ; đưa đi cách ly tập trung ngay người dân Huế trở về từ vùng có dịch.Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.