Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 17 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 3 tháng 2 năm 2019 | 15:0

"Vàng xanh" đàn hương "bén duyên" trên đất cao nguyên

Mạnh dạn trồng thực nghiệm cây gỗ quý đàn hương trong vườn quýt, ai ngờ, cây xanh tốt trên vùng đất khô cằn…

Đầu năm mới 2019, nhìn hàng cây đàn hương trồng xen trong vườn quýt trên 2ha, phát triển xanh tốt, mới thấy hết nỗ lực của ông Nguyễn Quang Tòa, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, khi quyết định phối hợp với Viện Nghiên cứu đàn hương và thực vật quý hiếm Hà Nội, trồng thực nghiệm loại cây này ở vùng đất khô cằn.

an-h-6999.jpgÔng Toà đo đường kính cây đàn hương, sau 3 năm trồng ở Đắk Lắk. Ảnh: Nguyễn Gia

Xuất thân từ người lính, sau khi về lại quê nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng đời sống khó khăn, năm 1994 ông Tòa vào xã Ea Nuôl lập nghiệp bằng nghề xây dựng. Năm 2015, trong một lần về quê, ông tình cờ được đi tham quan mô hình trồng cây đàn hương.

Qua tìm hiểu về loại cây được ví là  “hoàng kim” của rừng xanh, bởi giá trị kinh tế cao, trở về nhà, ông lên kế hoạch thực hiện mô hình. Sau đó, ông Tòa quyết định liên kết với Viện Nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm, mua cây giống chất lượng, và nhờ chuyên gia tư vấn trồng xen đàn hương trong vườn quýt của gia đình.

Nhờ khí hậu và thổ nhưỡng khá thích hợp, đầu năm mới 2019, đón lứa  đàn hương đầu tiên của gia đình, sinh trưởng, phát triển tốt, chuẩn bị cho thu hoạch, ông Toà rất vui.

Tiến sĩ Vũ Thoại, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm, cho biết: Cây đàn hương, tên khoa học là Santalum album, xuất xứ ở Ấn Độ, được đánh giá là cây đa tác dụng. Từ lá đến thân, rễ của cây đàn hương đều có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau.

 Theo đó, lá cây chứa chất có khả năng điều trị huyết áp cao, gỗ đàn hương được dùng trong ngành công nghiệp nước hoa, có tác dụng chống viêm, sưng; hạt cây đàn hương có hàm lượng dầu lớn và axít có tác dụng chống lão hóa… Chính vì vậy, đàn hương còn được gọi là “vàng xanh” bởi giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa tâm linh.

 Cây đàn hương trồng  6 - 10 năm sẽ cho khai thác, mật độ trồng 1.000 - 1.500 cây/ha, thu được lõi 30 kg/cây, có giá bán 500 -1.000 USD/kg, tùy thời điểm…

Với lợi thế là trồng xen, đàn hương đã được nhiều người dân trên địa bàn tỉnh quan tâm, tìm hiểu và bắt đầu trồng thử nghiệm. Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp đàn hương và mắc ca vip, thôn Lộc Xuân, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, đã tiến hành trồng xen 2.000 - 3.000 cây đàn hương trong các vườn mắc ca.

Ông Nguyễn Văn Quỳnh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Lộc cho biết, trước đây 22 thành viên của HTX  đều trồng mắc ca, hiện, đang tìm một loại cây xen canh mang hiệu quả kinh tế cao.

Rất may, sau khi tìm hiểu, được Viện Nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, cung ứng giống, hỗ trợ kỹ thuật canh tác. Vì vậy, từ đầu năm 2018 đến nay, các thành viên HTX đã mạnh dạn trồng. Hiện, cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Hiện Viện Nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm đã liên kết với Công ty Sao Thái Dương, để sản xuất một số loại kem dưỡng da từ hạt đàn hương, và trà từ lá cây đàn hương, bởi có tác dụng thải chất độc trong máu.

Tiến sĩ Vũ Thoại cho hay: “Để có vùng nguyên liệu sản xuất từ cây đàn hương, Viện đặt mục tiêu đến năm 2020 có 4.000 ha đàn hương, nhờ liên kết với nông dân.

Mặt khác, chúng tôi nhận được sự hỗ trợ của các nhà khoa học, viện nghiên cứu ở Ấn Độ để bảo đảm nguồn giống, từ đó nhân giống bằng các phương pháp như nuôi cấy mô, để cho ra đời giống cây thuần chủng, sạch bệnh”. 

Sau khi khảo sát, tôi nhận thấy thổ nhưỡng Đắk Lắk rất hợp với cây đàn hương, đặc biệt là những vùng đất cằn như Buôn Đôn, Ea Súp… Đàn hương là cây gỗ bán ký sinh, nên có thể trồng xen canh với cam, quýt, bơ, mắc ca, cà phê…  Hoặc trồng đàn hương với các loại cây thảo dược như kim tiền thảo, cây sả để lấy tinh dầu… đều mang lại hiệu quả cao”. 

 

Lâm Đồng: Hối hả thu hoạch hoa Tết trong đêm        

 Sau ngày tiễn ông Táo cũng là thời điểm thủ phủ hoa Đà Lạt vào cao điểm thu hoạch hoa Tết 2019. Hiện, các vùng trồng hoa trên phố núi, không khí tất bật, hối hả, diễn ra từ sáng sớm đến tối muộn, thậm chí tận nửa đêm, để kịp chuyến xe đi các tỉnh, thành trong nước.

h-tet-666.jpg
Gần nửa đêm nhưng công nhân vẫn hối hả thu hoạch hoa                                                                                  

Tại những làng hoa nổi tiếng Thái Phiên, Vạn Thành, Hà Đông, Xuân Thành…, nhà vườn đang hối hả thu hoạch hoa, chạy đua với thời gian. Từ sáng sớm đến tối muộn, thậm chí  12 giờ khuya vẫn nhộn nhịp người cắt hoa trong vườn.

 Thông thường, thu hoạch hoa Tết chỉ khoảng 3 – 4 ngày là hoàn tất. Để kịp chuyến xe buổi sớm, nhà vườn phải thức đến nửa đêm thu hoạch, đóng gói dưới thời tiết 12 – 13 độ C.  Vườn diện tích nhỏ 3 – 4 người, vườn lớn 8 – 10 người, làm việc hết công suất mới kịp. 

 Theo Phòng Kinh tế Đà Lạt, diện tích hoa  phục vụ  Tết 2019 là 1.500ha. Trong đó, cúc 544ha, hồng 312ha, lay ơn 154ha, lily 75ha (khoảng 25 triệu cành), cát tường 120ha ( 40 triệu cành), địa lan 35ha (400 nghìn cành) các loại hoa khác 260ha.

 

 Gia Lai: Cận Tết, hoa hồng, hoa đào hút khách mua

Trái với cảnh vắng khách tại các điểm bán hoa mai chưng Tết 2019, các điểm bán hoa hồng, hoa đào luôn “hút” khách tại Gia Lai. 

hong-33333.jpgNhiều người mua hoa hồng chưng Tết. Ảnh: Nguyễn Tú

Tại chợ hoa xuân phường Ia Kring, TP. Pleiku, hoa hồng của anh Nguyễn Quang Quyết bày bán hơn 5.000 chậu và gốc hồng bon sai, trong đó có nhiều loại hồng cổ và hồng lai. Các chậu hoa với đủ màu sắc, có giá 60.000 đồng đến 3 triệu đồng.

Một khách mua hoa cho biết: Năm nay hồng rất đẹp, bông to, nở đều, giá không quá đắt nên tôi mua một chậu hơn 300 ngàn đồng.

Theo anh Nguyễn Quang Quyết (trú phường Chi Lăng, TP. Pleiku), thời tiết năm nay đẹp, hoa nở đúng Tết và đẹp hơn mọi năm. “Mình trồng 5.000 chậu hồng và gốc hồng bon sai, đưa ra hội chợ 4.500 chậu, tất cả đều ra hoa đúng Tết,  Hiện, đã bán 4.000 chậu và gốc hồng bon sai, người mua đông nên mình rất vui", anh Quyết nói.

 Bên cạnh hoa hồng, hoa đào cũng hút khách. Tại gian hàng của chị Vũ Thị Kim Anh (Hà Nội), khách mua đông, có nhiều cây đào thế Nhật Tân rất đẹp. “Tôi chuyển vào Gia Lai 1.000 chậu, giá mỗi chậu 500 - 1,7 triệu đồng. Còn 200 chậu thôi, năm nay khách mua nhiều, nhưng giá đào thấp hơn các năm trước nên lời không cao lắm”-chị Anh nói.

 Tương tự, gian hàng của bà Vũ Thị Tiến (Kon Tum) đang bán hoa đào cũng rất hút khách. Bà cho biết: “Đây là lần đầu tôi đưa hoa đào xuống Gia Lai bán. Năm nay có 100 gốc thôi, giá mỗi gốc 300 - 1 triệu đồng. Tôi bán gần hết rồi, dự kiến, sẽ lời khoảng 30 triệu đồng”.

 Pleiku: Hoa "lạ" lôi cuốn khách

  Tại chợ hoa xuân ở khu Trung tâm Hội chợ Triển lãm đường Nguyễn Văn Cừ, phường Ia Kring, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai có nhiều gian hàng bày bán một số hoa “lạ” đang hút khách ngắm nhìn và mua về chưng Tết.

Loại hoa “lạ” đầu tiên là Dạ Ngọc Minh Châu. Người bán là ông Nguyễn Huy Chánh,  TP. Pleiku (Gia Lai). Hiện, ông Chánh có 500 chậu hoa Dạ Ngọc Minh Châu, loại này có rất nhiều bông, hoa trắng muốt rất bắt mắt. 

hoa-999-gl.jpg

 Bon sai ngũ sắc tím “độc, lạ” rất hút khách mua. Ảnh Nguyễn Tú

“Giống hoa này được đưa từ TP. Hồ Chí Minh về ươm năm 2016. Sau khi trồng hoa ít vòi, nhưng nay thì nhiều. Hoa nở theo từng chuỗi vòi, một chu kỳ 2-3 tháng. Đất Gia Lai phù hợp nên cây ít bệnh. Mỗi chậu có giá 150-500 ngàn đồng. Hoa “lạ” nên khá nhiều khách mua”, chị Bích Hồng, con gái ông Chánh chia sẻ.

 Ngoài Dạ Ngọc Minh Châu đẹp và lạ mắt, khu Triển lãm còn có hàng trăm chậu bon sai ngũ sắc. Ông Lê Phan Trung Quang, phường Thắng Lợi, cho biết, ông nhập phôi từ Nhật Bản, Thái Lan rồi cấy lên các gốc cây ngũ sắc  50-70 năm tuổi.

 “Tết này, tôi bán 30 gốc bon sai ngũ sắc, tất cả đều có thế độc lạ. Cây cao nhất 10 triệu đồng, thấp nhất 2 triệu đồng. Hoa ngũ sắc có hơn 10 màu, màu đỏ, tím, cam được khách ưa chuộng nhất.

 Để có được những chậu hoa này đòi hỏi chăm chút kỹ lượng, vì nó rất...“đỏng đảnh”, khó trồng. Đây là lần đầu tôi bày bán”-ông Quang cho hay.

 

 

An Như (Tổng hợp) an
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

Top