Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 15 tháng 7 năm 2021 | 11:15

Xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc vẫn gặp khó

Hiện, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của sầu riêng Việt Nam. Tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19, xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc vẫn gặp nhiều khó khăn.

Thị trường rất lớn

Việt Nam hiện có khoảng 50.000 – 60.000ha trồng sầu riêng, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tiền Giang, Đắk Lắk với hai giống sầu riêng chính gồm sầu riêng Ri 6 và sầu riêng Monthong Thái Lan.

Trung Quốc nhập khẩu tới 397.000 tấn sầu riêng, trị giá 1,62 tỷ USD, tăng 10,8% về lượng và tăng 73,5% so với cùng kỳ năm 2019, thì giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam trong 8 tháng năm 2020 lại giảm tới 66,3%. Sầu riêng tươi chiếm 93,7% trong tổng trị giá nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc nửa đầu năm 2020.

 

02.jpg
Vựa sầu riêng tại vườn ở Đắk Lắk thu hoạch đến đâu bán hết đến đó

 

Tháng 12/2018, sầu riêng của Việt Nam đã được cấp phép xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, các thống kê cho thấy hơn 70% sản lượng sầu riêng nước ta được xuất khẩu sang nước bạn qua đường tiểu ngạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro, hiệu quả kinh tế không cao.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sầu riêng dưới dạng múi, đã tách vỏ và được cấp đông. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng tươi nhiều nhất của Việt Nam nhưng chủ yếu là xuất tiểu ngạch, còn chính ngạch vẫn đang đàm phán. Trong năm nay, thị trường này đóng cửa tiểu ngạch nên xuất khẩu sầu riêng nước ta gặp nhiều khó khăn.

Anh D.V.T, một thương lái sầu riêng chia sẻ, trước dịch Covod-19 xuất khẩu tiểu ngạch sầu riêng sang Trung Quốc còn túc tắc, sang năm nay rất khó khăn, phí vận chuyển có lúc lên tới 50 triệu đồng/tấn, tính ra không lãi bằng bán trong nước. Tất nhiên, tôi mong được xuất khẩu sầu riêng chính ngạch, chịu thuế, phí cũng không cao bằng xuất tiểu ngạch. Đặc biệt, xuất khẩu chính ngạch, sầu riêng Việt Nam bán được giá tốt hơn do xuất hàng tuyển.

 

hn.jpg

Theo một chủ vườn sầu riêng, có diện tích 33ha ở Đắk Lắk, sầu của anh chỉ bán trong nước đã không có hàng bán. Sầu riêng được mệnh danh là “Vua trái cây” nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Hàng bán tại vườn cũng không đủ, tuy nhiên, giá thấp hơn nhiều so với xuất khẩu. Nếu có thương hiệu, chất lượng ngon, quả đồng đều đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc sẽ có giá cao hơn nhiều.

Mỗi năm, Trung Quốc chi 10 tỷ USD để nhập khẩu trái cây. Trong đó có 2,3 tỷ cho mặt hàng sầu riêng. Nhưng mỗi năm, Việt Nam chỉ bán cho Trung Quốc được khoảng 11 triệu USD, chiếm 0,4%. Nghĩa là thị trường cho sầu riêng vẫn còn rất lớn.

Nhưng, muốn xuất khẩu vào được Trung Quốc, sầu riêng phải có thương hiệu, phải có mã vùng trồng, mã đóng gói.

Nỗ lực đàm phán

Thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc. Nhưng một khó khăn nữa là Việt Nam vẫn chưa đạt được nghị định thư để xuất khẩu chính ngạch trái sầu riêng với Trung Quốc.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, để xuất khẩu trái cây chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, yêu cầu bắt buộc là sản phẩm phải được sản xuất từ vùng trồng và được đóng gói tại cơ sở do Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp mã số, được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt.

 

03.jpg
Chất lượng sầu riêng Việt Nam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, để đàm phán được một loại trái cây xuất khẩu chính ngạch vào thị trường nào đó, bất kể là Mỹ, Nga, Trung Quốc… tốn rất nhiều thời gian, nhanh nhất là ba năm nhưng cũng có trường hợp thời gian đàm phán kéo dài đến 12 năm.

Trường hợp của sầu riêng, ông Tùng cho biết, nếu không xảy ra dịch Covid-19 thì việc đàm phán xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc đã kết thúc từ năm 2020. Trước đó, cơ quan chức năng hai bên đã đi đến những bước cuối cùng trong tiến trình đàm phán cũng như chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để có thể ký được Nghị định thư về xuất khẩu chính ngạch loại nông sản này. Tuy nhiên, mọi việc phải đình lại vì Covid-19.

“Nói cho dễ hiểu, khi chúng ta muốn bán cho người ta một sản phẩm nào đó thì phải mua lại của họ một sản phẩm khác. Việc mua lại sản phẩm nào thì chúng ta cũng phải xem xét, dựa trên nhu cầu thị trường trong nước nên mong bà con nông dân và các doanh nghiệp thông cảm cho cơ quan chức năng. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công Thương cũng như Tổng cục Hải quan đang rất nỗ lực đàm phán nhưng vì kẹt Covid-19 nên mọi việc bị chậm lại”, ông Tùng nói.

Theo ông Lê Văn Thiệt, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, để xuất khẩu trái cây chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, yêu cầu bắt buộc là sản phẩm phải được sản xuất từ vùng trồng và được đóng gói tại cơ sở được Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp mã số và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt.

Tuy nhiên, tính đến năm 2020, Việt Nam chỉ có 9 loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, gồm thanh long, dưa hấu, nhãn, vải, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt. Vì chưa được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc nên nhiều loại trái cây của Việt Nam vẫn chưa vào được thị trường hơn tỷ dân này.

 

binh-phuoc.jpg
Sầu riêng Bình Phước chuẩn bị vận chuyển ra miền Bắc.

 

Tại buổi làm việc mới đây giữa Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan và Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: "Trung Quốc đã và đang trong quá trình chuyển đổi chính sách quản lý biên mậu nên có sự không trùng khớp giữa hai bên, đề nghị Đại sứ trao đổi với Hải quan Trung Quốc để tháo gỡ khó khăn, tạo thông quan thuận lợi giữa hai bên”.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng mong Đại sứ Hùng Ba trao đổi với Hải quan Trung Quốc sớm mở cửa xuất khẩu chính ngạch cho một số nông sản mà Việt Nam đã gửi hồ sơ như yến sào, sầu riêng, tăng cường giám sát giữa hai bên bằng hình thức trực tuyến.

Theo Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và PTNT), hiện nay, Việt Nam đã hoàn thiện thủ tục đánh giá đối với sầu riêng và khoai lang, chuyển toàn bộ hồ sơ cho phía Trung Quốc, tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên chưa thể cử đoàn chuyên gia sang đánh giá vùng trồng. Vụ Hợp tác quốc tế đã thảo thư trình lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT ký gửi đề nghị Trung Quốc áp dụng hình thức giám sát bằng video trực tuyến đối với sầu riêng.

 

Thái Lan thu bạc tỷ từ xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Theo nguồn producereport.com, trong năm 2020, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất của Thái Lan.

Thống kê của cơ quan Hải quan Thái Lan cho thấy, năm 2020, trị giá xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 576.000 tấn, trị giá 2,51 tỷ USD, giảm 4,6% về lượng, nhưng tăng 47,6% về trị giá so với năm 2019. Trị giá xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan tăng mạnh là do giá xuất khẩu tăng cao.

 

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

 

 

Vân Nhi
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top