Hà Tĩnh - mảnh đất miền Trung, “đòn gánh” nối hai đầu đất nước, vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên, thời tiết và hậu quả chiến tranh để lại. Tuy nhiên, chính nhờ tinh thần mạnh mẽ, sáng tạo, cần cù của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân mà địa phương này đã làm nên những kỳ tích trong công cuộc tái thiết, xây dựng quê hương.
Tồng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn và đoàn công tác thăm dự án trồng rau trên cát của Tổng Công ty KS &TM Hà Tĩnh.
Nhìn lại chặng đường 5 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG XDNTM, hẳn trong mỗi người dân Hà Tĩnh đều cảm nhận rõ những đổi thay kỳ diệu ngay trong từng gia đình, từng ngõ xóm và cả cộng đồng. Sự đổi thay này được kết tinh từ những giọt mồ hôi, những đóng góp, hy sinh vì lợi ích chung, sự nỗ lực bền bỉ của những cá nhân, tập thể. Hàng nghìn mô hình sản xuất ra đời, hàng nghìn khu dân cư mẫu, vườn mẫu được hình thành... Hà Tĩnh được Trung ương ghi nhận, đánh giá cao bởi cách làm chủ động, sáng tạo, bài bản, quyết liệt.
Từ Bến Thủy đến Đèo Ngang, từ miền xuôi đến miền ngược, không khó để nhận ra diện mạo nông thôn Hà Tĩnh đang ngày càng khởi sắc. Đặc biệt, trên lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, Hà Tĩnh từng bước hoàn thành mục tiêu “diệt giặc đói” như tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám thành công. Các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng bãi ngang ven biển đã có sự thay đổi mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, tư duy tổ chức phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Người dân đã biết lựa chọn loại hình sản xuất cây, con chủ lực, gắn với yếu tố thị trường; mạnh dạn hơn trong việc đưa giống mới, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất…, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015, các chỉ số về chương trình giảm nghèo bền vững đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Nếu như đầu năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo còn 23,9%, hộ cận nghèo 16,53% thì đến cuối 2015, tỷ lệ hộ nghèo còn 5,8%, tỷ lệ hộ cận nghèo 8,9%. Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 18%; Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người năm 2015 đạt trên 44 triệu đồng. Đặc biệt, những năm qua, bên cạnh tập trung kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp - thương mại dịch vụ, Hà Tĩnh còn quan tâm, chú trọng đến phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm xuyên suốt, tập trung cao nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo.
Chưa bao giờ khu vực nông nghiệp - nông thôn lại có được sự ưu tiên về chính sách và nguồn lực như những năm gần đây. Để khuyến khích tam nông phát triển, Hà Tĩnh đã ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách như: các quyết định 24, 11; chính sách sản xuất giống theo Quyết định 43, Nghị quyết 90; một số chính sách đặc thù về phát triển rau củ quả trên cát, chăn nuôi lợn nái, phát triển bò thịt chất lượng cao, nuôi cá bơn, cá mú công nghệ cao...; chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh theo Nghị quyết 91; hỗ trợ lãi suất vay vốn theo hai quyết định 26, 23; hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn và kênh mương nội đồng... Nhiều địa phương đã ban hành chính sách riêng, phù hợp với tiềm năng, lợi thế và ưu tiên ngân sách thực hiện hàng năm.
Từ tỉnh có điểm xuất phát thấp, năm 2010, bình quân mới đạt 3,5 tiêu chí/xã, đến nay Hà Tĩnh đã có 52 xã đạt chuẩn NTM, không còn xã dưới 9 tiêu chí; toàn tỉnh đã xây dựng và phát triển hơn 10.000 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Về vùng nông thôn Hà Tĩnh, bên cạnh những con đường bê tông rộng rãi là những khu vườn bốn mùa xanh um cây trái, được bao quanh bởi hàng rào xanh, thực sự tạo ra nhiều miền quê “đáng sống”. Điểm nhấn là kinh tế vườn khởi sắc, cảnh quan, môi trường được cải thiện rõ nét; ý thức của người dân nâng cao; đời sống văn hóa, an ninh trật tự trong thôn xóm được giữ vững...
71 năm đã qua kể từ mùa Thu lịch sử năm 1945, hào khí và những thành quả vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám luôn là nguồn động lực to lớn cổ vũ Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, thử thách và thực hiện trọn vẹn tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trương của Đảng, đó là: vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thanh Hoài - Anh Bình
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.