Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 7 năm 2024  
Thứ tư, ngày 25 tháng 5 năm 2022 | 14:20

Tận dụng RCEP, xuất khẩu thủy sản sang Australia dự báo tăng mạnh

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới khi khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam ngày càng tăng.

tom.jpg

Nhiều cơ hội cho xuất khẩu mặt hàng Tôm sang thị trường Australia khi tận dụng tốt RCEP. (Ảnh: TTXVN)

 

Theo đại diện Bộ Công Thương, với tác động của các hiệp định thương mại tự do đa phương với Australia, đặc biệt là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực kể từ đầu năm 2022, hàng thủy sản của Việt Nam có khả năng cạnh tranh tốt hơn nhờ lộ trình giảm thuế.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy trong tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Australia đạt 35,5 triệu USD, tăng 60,3% so với tháng 4/2021.

Như vậy, từ đầu năm 2022 đến nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Australia luôn tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đạt 128,1 triệu USD, tăng 53,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Thống kê sơ bộ cho thấy tôm và cá các loại là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Australia. Các tháng đầu năm 2022, cơ cấu chủng loại thủy sản xuất khẩu sang thị trường Australia có thay đổi.

Theo đó, xuất khẩu tôm sang thị trường này tăng từ 66% trong các tháng đầu năm 2021, lên 73% trong cùng kỳ năm 2022; tỷ trọng cá tra giảm từ 13% xuống còn 11,6%; tỷ trọng cá chẽm giảm từ 6,8% xuống còn 5,8%...

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới khi khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam ngày càng tăng.

Với các hiệp định thương mại tự do đa phương với Australia, đặc biệt là Hiệp định RCEP có hiệu lực kể từ đầu năm 2022, hàng thủy sản của Việt Nam có khả năng cạnh tranh tốt hơn nhờ lộ trình giảm thuế./.

 

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013.

Tháng 11/2019, các nước thành viên đã cơ bản hoàn tất đàm phán văn kiện RCEP (trừ Ấn Độ - đã tuyên bố rút khỏi hiệp định này).

Ngày 15/11/2020, 15 nước thành viên RCEP (trừ Ấn Độ) đã ký kết RCEP. Đến ngày 2/11/2021, đã có 6 nước ASEAN (Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) và 4 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP của mình cho Tổng Thư ký ASEAN.

Theo đó, Hiệp định RCEP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với các nước này. Tiếp sau đó, RCEP lần lượt có hiệu lực với Hàn Quốc vào ngày 1/2/2022 và có hiệu lực với Malaysia từ 18/3/2022.

Theo TTXVN/Vietnam+
Ý kiến bạn đọc
  • Để thương hiệu sen Huế vươn xa

    Để thương hiệu sen Huế vươn xa

    Nhiều năm qua, sen Huế đã có thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm như hoa sen, hạt sen, trà sen... tại nhiều làng quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, cây sen không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn gắn liền với đời sống và nét đẹp văn hóa của vùng đất, con người.

  • A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo

    A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo

    Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Lưu Quang thay mặt Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 702/QĐ-TTg về việc công nhận huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thoát nghèo năm 2024.

  • Lục Ngạn gỡ khó để các xã về đích NTM đúng tiến độ

    Lục Ngạn gỡ khó để các xã về đích NTM đúng tiến độ

    Theo kế hoạch năm 2024, Lục Ngạn (Bắc Giang) có một xã đạt NTM, hai xã đạt NTM nâng cao. Với đặc thù là huyện miền núi nên khi triển khai địa phương gặp nhiều khó khăn. Song, với sự đồng thuận cao của Nhân dân, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, huyện đang quyết tâm đưa các xã về đích đúng tiến độ đề ra.

Top