Cơ hội để khai thác thị trường EU rất lớn, góp phần tăng giá trị gia tăng và kim ngạch xuất khẩu, giúp chuyển đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp”.
Xây dựng thương hiệu nhà xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có trách nhiệm, minh bạch, bền vững, làm cơ sở cho xây dựng thương hiệu nông, lâm, thủy sản Việt Nam trên toàn cầu - Đây là một trong những nội dung được đưa ra tại Hội thảo “Thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản vùng ĐBSCL đi châu Âu” do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 1/7 tại Cần Thơ.
Theo Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường EU đến năm 2030 do Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN&PTNT) trình bày, mục tiêu của đề án năm 2025 giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường EU đạt từ 5 – 5,5 tỷ USD; tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chế biến sang EU đạt khoảng 30%, mặt hàng nông, lâm, thủy sản tiếp cận trực tiếp tới kênh khách hàng cuối cùng tại EU đạt 20%.
Đồng thời, Việt Nam thuộc nhóm 10% các nước đang phát triển đứng đầu về tỷ trọng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU có chứng chỉ, hoặc công nhận đạt được các chuẩn quốc tế về môi trường và xã hội.
Mục tiêu đến năm 2030 giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường EU đạt từ 7,5 - 8 tỷ USD, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản chế biến sang EU đạt khoảng 50% và tiếp cận trực tiếp tới kênh khách hàng cuối cùng tại EU đạt 30%. Đồng thời, Việt Nam thuộc nhóm 5% các nước đang phát triển đứng đầu về tỷ trọng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu vào EU có chứng chỉ, hoặc công nhận đạt được các chuẩn quốc tế về môi trường và xã hội.
Đến nay, thị trường EU là một trong 4 thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn của Việt Nam; EU cũng là một trong 3 thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản lớn nhất thế giới. Việt Nam cũng là một trong 4 nước khu vực châu Á ký Hiệp định thương mại tự do với EU. Vì vậy, cơ hội để khai thác thị trường EU rất lớn, góp phần tăng giá trị gia tăng và kim ngạch xuất khẩu, xây dựng thương hiệu cho nông sản theo định hướng trách nhiệm, minh bạch, bền vững, giúp chuyển đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp”.
Theo ông Nguyễn Trung Kiên, Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN&PTNT), mặc dù thị trường EU là thị trường lớn nhưng tỷ trọng một số ngành hàng của Việt Nam trong việc khai thác thị trường này vẫn thấp. Bên cạnh đó, thị trường EU cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc phải có chiến lược để khai thác tối đa được xuất khẩu vào thị trường EU bằng cách tăng giá trị.
Ngoài ra, cần tiếp tục khai thác hiệu quả các cơ hội, lợi thế từ EVFTA; liên kết giữa các doanh nghiệp lớn để xây dựng chuỗi cung ứng hoàn thiện cho xuất khẩu nông lâm thủy sản sang EU nhằm giảm chi phí vận chuyển, xây dựng hình ảnh, thương hiệu nông lâm thủy sản Việt Nam và phát triển thị trường.
“Quan điểm đầu tiên là cần khai thác hiệu quả các cơ hội, lợi thế từ Hiệp định EVFTA nhằm tăng chất lượng, hàm lượng, sự sáng tạo trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững. Bộ NN&PTNT coi EU là phép thử đầu tiên và quan trọng nhất để xây dựng thương hiệu của nông sản Việt Nam, nâng cao uy tín trên toàn cầu theo định hướng, chiến lược nông nghiệp đã đề ra là minh bạch, trách nhiệm, bền vững”, ông Kiên đề cập.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…