90 năm đã trôi qua nhưng tinh thần sục sôi, ý chí quyết tâm và những bài học quý báu từ phong trào cách mạng Xô viết Nghệ - Tĩnh mãi là ngọn lửa dẫn đường,...
Đây là động lực để Đảng bộ và nhân dân huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.
Âm vang Xô viết Nghệ - Tĩnh
Phong trào cách mạng Xô viết Nghệ - Tĩnh luôn là bài học quý giá, là tiền đề quan trọng để Đảng ta tiếp tục tổ chức các cao trào cách mạng 1936-1939 và đặc biệt là cao trào cách mạng 1939-1945 gắn với cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945), nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mở đầu của cao trào là cuộc đấu tranh biểu tình của công nhân Bến Thuỷ (Vinh). Gần 100 cuộc bãi công và biểu tình của công nhân và nông dân Nghệ - Tĩnh từ ngày 1/5 đến tháng 8/1930 là “đêm trước” của Xô viết Nghệ - Tĩnh. Chỉ trong một thời gian ngắn, cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh đã nhanh chóng lan rộng đến các huyện ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Dưới sự lãnh đạo của Xứ uỷ Trung kỳ và Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, nhân dân Can Lộc và các huyện trong tỉnh như: Đức Thọ, Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh… đã vùng lên đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột hà khắc của chế độ thực dân, phong kiến.
Tại Can Lộc, sau khi Đảng bộ huyện Can Lộc được thành lập vào tháng 4/1930, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, từ tháng 5/1930 đến tháng 9/1930, trên địa bàn huyện đã nổ ra 40 cuộc biểu tình quy mô cấp huyện và liên xã, hàng trăm cuộc biểu tình, mít tinh quy mô xã, thôn.
Đặc biệt là cuộc biểu tình vào ngày 7/9/1930, có hơn 1.000 nông dân ở 5 tổng Phù Lưu, Nội Ngoại, Đoài, Nga Khê và Lai Thạch tham gia, mang cờ đỏ búa liềm, hô vang khẩu hiệu, rầm rộ từ các ngả đường kéo về huyện lỵ chất vấn Tri huyện chậm trễ trong việc trả lời các yêu sách của cuộc biểu tình ngày 01/8/1930. Trước áp lực của quần chúng nhân dân, Tri huyện Trần Mạnh Đàn cùng nha lại khiếp sợ theo cổng hậu chạy trốn, để ngỏ công đường cho đoàn biểu tình.
Nhân dân Can Lộc tiếp tục tổ chức nhiều cuộc đấu tranh anh dũng, kiên cường. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh vào ngày 22/12/1930, hàng ngàn người biểu tình đã kéo về huyện lỵ Nghèn để phản đối chính quyền thực dân. Chúng đã đàn áp dã man, xả súng vào đoàn biểu tình tay không, làm hàng trăm người thương vong, trong đó có 42 chiến sỹ đã anh dũng hy sinh ngay trên mảnh đất Ngã ba Nghèn lịch sử. Không nao núng trước kẻ thù, cuối năm 1930, hầu khắp các địa phương trong toàn huyện sôi sục khí thế đấu tranh, làm tê liệt và tan rã bộ máy thống trị của bọn thực dân, phong kiến. Nhân dân Can Lộc đã lập 73 “Làng Xô viết” trong tổng số 170 làng Xô viết trong toàn tỉnh. Làng Xô viết Đỉnh Lự ở tổng Phù Lưu (nay thuộc xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà) là làng Xô viết đầu tiên của huyện Can Lộc và tỉnh Hà Tĩnh.
Tháng 8/1945, nhân dân Can Lộc đã nhất tề đứng dậy, cùng với nhân dân cả nước làm nên Cách mạng tháng Tám vĩ đại, đưa nhân dân từ thân phận nô lệ lên làm chủ đất nước. Can Lộc là địa phương giành chính quyền về tay nhân dân sớm nhất Hà Tĩnh ngày 16/8/1945).
Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh là khúc tráng ca bất diệt trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng và dân tộc ta, đã làm lung lay tận gốc chế độ thực dân, phong kiến. Phong trào đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về vai trò lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là phát huy vai trò của tổ chức Đảng ở cơ sở, về mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân, về xây dựng khối liên minh công nông, về thời cơ cách mạng, sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền, cũng như xây dựng và bảo vệ chính quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Người dân Can Lộc viết tiếp bản hùng ca
“Tiếp bước hào khí của cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân huyện Can Lộc đã đoàn kết nhất trí, chung sức đồng lòng, nỗ lực phấn đấu và đã giành được những thắng lợi trên tất cả các lĩnh vực. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được tăng cường, tích cực triển khai các công trình, dự án trọng điểm. Can Lộc đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào cuối năm 2019, về đích trước 1 năm so với kế hoạch.
Là địa bàn thuần nông, cây lúa lâu nay vẫn là cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của huyện Can Lộc. Gắn với việc chuyển đổi ruộng đất, nông nghiệp ở Can Lộc đã có sự chuyển dịch theo hướng chuyển trọng tâm sản xuất từ số lượng sang chất lượng và giá trị. Đến nay, ngoài 9.000ha trồng lúa hàng năm, Can Lộc có hơn 800ha cam, bưởi, giá trị đạt 300 triệu đồng/ha; nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao. Người nông dân Can Lộc đã thay đổi tư duy, quyết liệt trong phát triển kinh tế để làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Đi giữa những đồi cam, bưởi ngút ngàn dọc vùng Trà Sơn, khó có thể hình dung mảnh đất này đã từng một thời là “chảo lửa, túi bom” trong chiến tranh. Để có được sự đổi thay đó, những người nông dân cần cù vùng thượng Can Lộc đã dám nghĩ và đi những bước táo bạo với tư duy làm nông nghiệp hiện đại.
Bí thư Huyện ủy Can Lộc Nguyễn Như Dũng cho biết: Tinh thần Xô viết Nghệ - Tĩnh anh hùng mãi mãi là niềm tin, là động lực để Đảng bộ và nhân dân Can Lộc quyết tâm vững bước đi theo con đường Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Đoàn kết thành một khối thống nhất, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu, tiếp tục tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy dân chủ, đoàn kết, huy động tối đa các nguồn lực, phấn đấu xây dựng Can Lộc đạt huyện nông thôn mới nâng cao trước năm 2025.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.