Năm 2021, bằng các giải pháp sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với tình hình mới, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Quảng Bình đã thực hiện thắng lợi mục tiêu kép.
Nhìn lại năm 2021, bằng các giải pháp sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với tình hình mới, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Quảng Bình đã thực hiện thắng lợi mục tiêu kép, vừa thực hiện thành công các chính sách hỗ trợ liên quan tới Covid-19 cho người lao động và doanh nghiệp, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Những kết quả nổi bật
Kết quả đạt được năm 2021 một lần nữa khẳng định quyết tâm chính trị của BHXH tỉnh Quảng Bình trong việc đảm bảo quyền lợi của người tham gia, thụ hưởng chính sách. Theo đó, quyền lợi an sinh của người dân tiếp tục được quan tâm đảm bảo tốt hơn trong đại dịch, góp phần củng cố, tạo thêm niềm tin vững chắc của người dân đối với các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta.
Ông Đoàn Quốc Tranh, Giám đốc BHXH huyện Quảng Trạch, chia sẻ: “Để hoàn thành các chỉ số, BHXH huyện luôn đặt chất lượng phục vụ lên hàng đầu, đảm bảo tính chính xác, kịp thời; thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành. Đặc biệt, phối hợp tốt với Hội Phụ nữ, tổ chức tập huấn để họ phát triển BHXH tự nguyện. Vì vậy, tính đến hết tháng 12/2021, chỉ số BHXH bắt buộc của huyện đạt 101,26%; BHXH tự nguyện đạt 109,52%; chỉ số thu đạt 104,54%; BHYT đạt 86%”.
Năm 2021, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, một số chính sách BHXH, BHYT thay đổi từ năm 2022 nên có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn. Bằng các giải pháp sáng tạo, BHXH tỉnh Quảng Bình đã đạt được những kết quả tích cực, trong đó, số người tham gia BHXH, BHYT, BHXH tự nguyện đều hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Đồng thời, BHXH tỉnh Quảng Bình đã đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời, chính xác, an toàn cho người hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng, hưởng trợ cấp BHXH một lần, hưởng trợ cấp thất nghiệp, chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản… với tổng số chi trong năm 2021 là 3.620.562 triệu đồng.
Tính đến hết năm 2021, Quảng Bình có 70.242 người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 2.700 người so với năm 2020, đạt 100,04% kế hoạch BHXH Việt Nam giao; 33.848 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 105,9% kế hoạch; 62.351 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), đạt 101,1% kế hoạch. Toàn tỉnh có 805.489 người tham gia BHYT, đạt 100% kế hoạch, chỉ tiêu bảo hiểm y tế toàn dân đạt 89,3%.
Tổng số thu năm 2021 là 2.070 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch BHXH Việt Nam giao; thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời, an toàn cho 47.045 người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng; 53.097 lượt người hưởng chế độ BHXH ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe) và trợ cấp BHXH một lần; thanh toán chi phí KCB BHYT cho 822.471 lượt người với tổng số tiền chi trả 632 tỷ đồng. Đã giải quyết chi hỗ trợ từ quỹ BHTN cho 46.852 lao động với số tiền hơn 118 tỷ đồng.
Linh hoạt với mục tiêu kép
Trong thời điểm đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn được BHXH tỉnh Quảng Bình triển khai quyết liệt, hiệu quả, kịp thời với phương châm đưa chính sách đến với doanh nghiệp và người lao động nhanh nhất, thuận tiện nhất.
Hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ: Xác nhận danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương, ngừng việc cho 7.369 lao động của 616 đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) để lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh phê duyệt. Xác nhận danh sách người lao động bị ngừng việc cho 6.467 lao động của 95 đơn vị để vay vốn trả lương cho người lao động phục hồi sản xuất. Xác nhận danh sách 1.343 lao động để được hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm. Giảm mức đóng vào quỹ BHTNLĐ-BNN 10.368 triệu đồng cho 35.447 lao động của 2.731 đơn vị SDLĐ. Tạm dừng đóng vào Quỹ Hưu trí, tử tuất trong 06 tháng là 1.755 triệu đồng cho 230 lao động của 06 đơn vị SDLĐ.
Mục tiêu đặt ra của ngành BHXH tỉnh Quảng Bình năm 2022: Huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cải cách chính sách BHXH; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch về thu, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT; quản lý chặt chẽ việc chi trả chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho các đối tượng được thụ hưởng. |
Hỗ trợ người lao động, người SDLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ BHTN theo Nghị quyết số 116 của Chính phủ. Tuyên truyền và gửi thông báo đến 100% đơn vị sử dụng lao động trong diện được hỗ trợ, với số tiền được hỗ trợ giảm mức đóng BHTN trong 12 tháng là 22,4 tỷ đồng; đồng thời thông báo đến người lao động biết về chính sách hỗ trợ này để làm thủ tục đề nghị hưởng hỗ trợ từ Quỹ BHTN, BHXH tỉnh Quảng Bình giải quyết hỗ trợ cho 46.854 lao động, với số tiền 117.248 triệu đồng
Tuy hoàn thành vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra nhưng hoạt động của BHXH tỉnh Quảng Bình vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Tỷ lệ bao phủ BHYT chưa bền vững, số người tham gia BHYT tập trung ở nhóm người được hưởng NSNN. Tình trạng doanh nghiệp nợ BHXH lớn, kéo dài vẫn thường xuyên xảy ra, dẫn đến quyền lợi về BHXH của người lao động không đảm bảo.
Theo bà Hoàng Thị Huy Hương, Phó Trưởng phòng truyền thông và phát triển đối tượng BHXH tỉnh Quảng Bình, nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do việc tham gia và đóng BHXH, BHYT phụ thuộc rất lớn vào năng lực tài chính của doanh nghiệp và tình hình kinh tế của người tham gia. Tuy nhiên, năm 2021, do dịch Covid-19 dẫn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.