Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 29 tháng 9 năm 2018 | 15:41

BVĐK TP. Sầm Sơn: Vươn lên xứng tầm bệnh viện của TP. du lịch

Là bệnh viện đa khoa hạng II, còn khá nhiều khó khăn,  nhưng Bệnh viện Đa khoa TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa) vẫn làm tốt công tác khám - chữa bệnh cho nhân dân cũng như thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao.

cận-sảnh-bệnh-viện.JPG
Cận sảnh bệnh viện.

 

Còn nhiều khó khăn

Bệnh viện Đa khoa TP. Sầm Sơn có cơ cấu tổ chức gồm 14 khoa phòng, kế hoạch giường bệnh được giao năm 2018 là 80 giường. 6 tháng đầu năm 2018, giường thực kê là 297 giường bệnh.

Là bệnh viện đóng trên thành phố du lịch biển, hàng năm vào mùa hè, lượng du khách đến thành phố rất đông; thêm vào đó, TP. Sầm Sơn vừa mở rộng địa giới hành chính, dân số tăng gấp đôi, giường bệnh kế hoạch không được bổ sung thường xuyên dẫn đến tình trạng quá tải luôn xảy ra.

Mặt khác, khuôn viên bệnh viện chật hẹp, các tòa nhà cơ bản đều xây từ khoảng thập niên 80 của thể kỷ trước, nhiều hạng mục đã xuống cấp; sự đầu tư về trang thiết bị tiên tiến, hiện đại còn hạn chế, cơ chế thu hút, sự đãi ngộ đối với bác sỹ có trình độ chuyên môn giỏi chưa hợp lý nên năng lực của bệnh viện ở khâu nào đó còn bị hạn chế.

Vị trí địa lý của Sầm Sơn là đường cụt, gần thành phố Thanh Hóa, nơi có bệnh viện đa khoa và một số bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, đây cũng là một khó khăn trong việc thu hút bệnh nhân đến với bệnh viện. Tình trạng vướng mắc kéo dài trong thanh quyết toán bảo hiểm y tế chưa được giải quyết dứt điểm đã ảnh hưởng rất lớn đến chi phí cho hoạt động thường xuyên, gây không ít khó khăn cho bệnh viện,...

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ

Dù còn nhiều khó khăn nhưng những năm qua, Bệnh viện Đa khoa TP. Sầm Sơn luôn chỉ đạo quyết liệt các bộ phận, thực hiện nghiêm túc kỷ cương lao động, tăng cường củng cố quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật,... Nhờ  đó, hoạt động khám - chữa bệnh ngày càng đi vào nề nếp, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ người bệnh của cán bộ, viên chức tiếp tục được nâng lên. 6 tháng đầu năm 2018, tổng số lượt khám bệnh (tất cả các đối tượng) là 21.054 lượt; tổng số lượt điều trị nội trú (tất cả các đối tượng) là 4.914 lượt; tổng số thủ thuật là 7.977 và nhiều thông số đáng ghi nhận khác khẳng định thêm sự nỗ lực của tập thể cán bộ, đội ngũ y, bác sỹ nơi đây.

Ông Lê Thành Đồng, Giám đốc bệnh viện, chia sẻ: Trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, chúng tôi không để xảy ra tình trạng gây phiền hà cho người bệnh; việc thực hiện quy tắc ứng xử và ý thức trách nhiệm của người thầy thuốc luôn được bệnh viện đề cao; công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng được bệnh viện quan tâm chú trọng nhằm sử dụng và vận hành có hiệu quả. Các máy móc, thiết bị đã được đầu tư như: máy siêu âm 4D, máy chụp Xquang số hóa kèm máy in phim khô tự động, máy nội soi tiêu hóa ống mềm, máy nội soi tai - mũi - họng, máy xét nghiệm sinh hóa máu, phân tích tế bào máu,...

“Song song với công tác khám - chữa bệnh, hàng năm, bệnh viện cũng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chỉ đạo tuyến dưới. Chúng tôi giao trách nhiệm cho mỗi bác sỹ chỉ đạo một xã, phường với nhiệm vụ nâng cao năng lực chẩn đoán và xử trí cấp cứu ban đầu. Bên cạnh đó, bệnh viện còn thành lập đội cấp cứu lưu động để hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới khi có yêu cầu; củng cố và chỉ đạo trạm y tế xây dựng trạm chuẩn Quốc gia về y tế”, ông Đồng nói.

Ông Đồng cũng nhấn mạnh: Để xứng tầm với bệnh viện của thành phố biển du lịch nổi tiếng, bệnh viện cần được đầu tư xây dựng sao cho rộng rãi, có điều kiện triển khai mô hình bệnh viện xanh - sạch - đẹp, như vậy mới tương xứng với một thành phố có bãi biển đẹp hàng đầu của cả nước.

Thiết nghĩ, ông Đồng hoàn toàn có lý khi chia sẻ những suy nghĩ của mình về tương lai cho bệnh viện. Mong sao thời gian không xa, TP. Sầm Sơn nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung có thêm nét đẹp, thêm thế mạnh cho thành phố du lịch biển; nơi không chỉ du lịch tốt mà các dịch vụ hạ tầng chăm sóc sức khỏe cũng được du khách ngợi khen.

 

 

Đình Hợi
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top