Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 20 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 10 tháng 12 năm 2020 | 12:30

Các tỉnh miền Trung đẩy mạnh chính sách tăng trưởng nông nghiệp

Chủ động xây dựng và thực hiện các đề án sản xuất, triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách đã ban hành… là những giải pháp trọng tâm nhằm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp toàn miền Trung, chuẩn bị cho giai đoạn 2021.

Hà Tĩnh: Đặt mục tiêu tăng trưởng 2.5% cho ngành nông nghiệp

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt cho biết, sản xuất nông nghiệp năm 2021 tới đây sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn do thiệt hại nặng nề về kinh tế, hạ tầng sản xuất của lũ, lụt năm 2020. Biến đổi khí hậu khó lường hơn, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi vẫn còn diễn biến phức tạp...

 

72d3081553t49094l0.jpg
Hà Tĩnh quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 2.5% cho ngành nông nghiệp. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Do đó, ngay từ đầu tháng 12/2020, ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành đề án sản xuất vụ xuân với quan điểm chỉ đạo là đẩy mạnh sản xuất toàn diện trên tất cả các đối tượng cây trồng. Tập trung xây dựng các cánh đồng lớn, cánh đồng mẫu thực sự hiệu quả đối với sản xuất hàng hóa.

Để đảm bảo vụ xuân thắng lợi, cơ quan chuyên môn cũng đã cập nhật dự báo tình hình thời tiết để bố trí lịch thời vụ. Theo đó, căn cứ thời gian sinh trưởng của từng giống để bắc mạ trong khung thời vụ từ 20/12/2020 - 5/02/2021. Khuyến cáo 100% diện tích mạ phải được phủ nilon đúng kỹ thuật, đồng thời căn cứ vào dự báo thời tiết ngắn hạn để chỉ đạo thời điểm ngâm ủ giống, hạn chế thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra.

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT, điều quan trọng nhất là phải làm thế nào để nhiều người dân, tổ hợp tác, mô hình sản xuất dễ dàng “hấp thụ” được các chính sách. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ công tác tuyên truyền, phối hợp, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng được thụ hưởng chính sách.

Nghệ An: Thúc đẩy xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP

Nghệ An hiện có 780 HTX, trong đó, có khoảng 46% HTX có nhiều sản phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, có tem, nhãn mác, mã vạch hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn. Đến hết năm 2019, toàn tỉnh Nghệ An có 48 sản phẩm OCOP được xếp hạng 3 sao, 4 sao.

Để đưa được nông sản vào các thị trường ổn định, các siêu thị lớn, thì chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu. Khẳng định vị thế và chiếm được niềm tin nơi khách hàng.

 

bna_nuoc_mam_cua_hoi_5183729_9122020.jpg
Sản phẩm nước mắm truyền thống của Nghệ An được nhiều người tìm mua. Ảnh: Báo Nghệ An

Lãnh đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản cho biết: “Tới đây, chúng tôi sẽ tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT để nắm bắt tình hình thị trường trong nước, quốc tế; phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho các địa phương, tổ chức, cá nhân tiêu thụ nông sản.

Ngành Nông nghiệp cũng đề nghị tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để ngành thu hút đầu tư các trang thiết bị phục vụ giám sát chất lượng, ATTP cũng như bảo quản sản phẩm nông nghiệp; xây dựng trung tâm hội chợ xúc tiến thương mại để hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm.

Thanh Hóa: Thực hiện chính sách tái cơ cấu nông nghiệp tại Quảng Xương

Ngày 10-12, Đoàn giám sát của tỉnh do đồng chí Trần Bình Quân, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh làm trưởng đoàn đã về Quảng Xương giám sát việc thực hiện một số chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2019.

 

148d4101353t49272l0.jpg
Đoàn giám sát làm việc với UBND huyện Quảng Xương.Ảnh: Báo Thanh Hóa

Theo đó, thực hiện chính sách tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2016-2019, huyện đã hỗ trợ 2,5 tỷ đồng sản xuất rau an toàn tập trung; hỗ trợ kinh phí liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm trồng trọt; hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Huyện Quảng Xương cũng đề nghị tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất theo các Nghị quyết: số 151/2015/NQ-HĐND và 152/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025. Hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, tín dụng và sử dụng đất đai để phục vụ cho việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh nhà theo hướng công nghệ cao và phát triển bền vững.

Công Ngọc (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top