Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 24 tháng 6 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 4 tháng 6 năm 2022 | 13:18

Cùng bà con Sa Thầy vào vụ mắc ca mới

Chuẩn bị vào vụ mác ca mới 2022, huyện Sa Thầy (Kon Tum), đã kết hợp với Công ty Dương Gia, tổ chức hội thảo, xoay quanh cây trồng còn khá mới mẻ này, để bà con yên tâm canh tác.

Hỏi đáp xoay quanh cây mắc ca

Được biết, huyện Sa Thầy (Kon Tum), đã có khá nhiều hộ dân, cả người Kinh lẫn đồng bào DTTS, mạnh dạn đầu tư cho cây mắc ca. Hiện, đã có nhiều vườn từ 2 – 4 năm tuổi, nhưng đa phần là cây mới 2 tuổi, cây 4 năm  tuổi đã có quả. Cây 2 tuổi phát triển tốt, song bà con vẫn tham dự hội thảo .

 

lay.jpgÔng Ngọc (Trái) cùng đoàn công tác, thăm vườn mắc ca của bà con

 

Anh Bùi Thanh Lưu, Giám đốc HTX Chư Mô Rai, cho biết, HTX dự định trồng 50 ha trong năm 2022. Tuy nhiên, các thành viên đều trăn trở, cây mắc ca cần nhiệt độ mát mẻ để phân hoá mầm hoa, nhưng từ tháng 12 – tháng 2, 3 nhiệt độ Kon Tum thường 22-25 Oc có ảnh hưởng đến mầm hoa không?

Hoặc, thời điểm cây ra hoa có nhiều sương muối có bị ảnh hưởng không? Lượng mưa trung bình ở Chư Mô Rai là bao nhiêu? Cây mắc ca có xử lý sinh lý ra hoa như cây khác không?

Về đầu ra cho sản phẩm Hiệp hội Mắc ca (HHMC) cam kết bao tiêu cho bà con như thế nào? Làm sao ký được hợp đồng liên kết 4 nhà? Chúng tôi mong Hiệp hội cam kết, để tránh tình trạng, được mùa rớt giá, được giá mất mùa.

Theo đó, các chuyên gia cho biết, khoảng tháng 11, vào ban đêm cây phân hoá mầm hoa đợt 1, sương muối chỉ hình thành từ 4ºC trở xuống; hoa mắc ca là hoa chuông, ở Lạng Sơn có mưa phùn, nhưng năng suất vẫn cao, không sợ ảnh hưởng.

Khi thu hoạch vào mùa mưa, thu về tách vỏ xanh ngay, và bán luôn cho Công ty mắc ca, không phải phơi nắng, cứ để trong nhà và gọi người đến thu mua.

Đặc biệt, khi mua cây giống phải có 2 hợp đồng: 1 là hợp đồng đảm bảo cây giống; hợp đồng thứ 2 là bao tiêu sản phẩm trong vòng 10 năm. Hiện, Kon Tum đã được phê duyệt nhà máy chế biến mắc ca (đóng tại địa bàn huyện Đăk Tô).  

Hoặc, bà con hỏi: Vì sao cây ra hoa mà không có quả? Quả nhỏ và ít, vỏ dày? Nguyên nhân, do bà con trồng phải cây thực sinh, ra quả muộn. Trồng 100 cây, chưa chắc đã có 30% cây đậu quả. Hoặc, có người trồng cây ghép, nhưng 7-8 năm mới có quả; nguyên nhân do nhà vườn không có tâm, cắt ghép cẩu thả.

HHMC cam kết, các nhà vườn cây giống của Hiệp hội, phải chịu trách nhiệm về cây giống; khi xuất cây giống, phải có ký kết của cả 2 bên rõ ràng; phải lấy hom ghép từ những vườn đầu dòng được Bộ Nông nghiệp – PTNT cấp phép. Đến năm thứ 5 không có trái, Công ty giống phải bồi thường gấp 12 lần.

Ngoài ra, nếu bà con mua cây giống tại Dương gia Kon Tum, hom ghép, cây ghép truy xuất được cả ngày cắt. Hoặc trước khi xuất vườn, tiêu chuẩn cây ghép, cũng phải đạt đến độ nhất định mới được ghép; bầu cây ghép cũng có tiêu chuẩn cụ thể…

Theo đó các vườn giống phải tự nuôi cây thực sinh 8 - 12 tháng, đường kính gốc, chiều cao cây ghép, phải đạt đến độ nhất định mới được ghép. Hoặc, vết ghép bên trên phải lành lặn, không bị sùi, lá có màu xanh đặc trưng… mới được xuất vườn.      

Về việc trồng xen trong cà phê, khoảng 278 cây/ha là hợp lý. Trong vườn mắc ca nên trồng 2 -3 giống để cây giao phối nhau; giống chủ lực chiếm 60 - 70% trong vườn, còn lại 30% là giống khác để tăng tỷ lệ đậu quả và chất lượng quả.

Tuy nhiên, để cây giao phối tốt phải có kỹ thuật, ví như khu vực Tây Nguyên, cần phối những loại cây ra hoa sớm cùng đợt với nhau, để có tỷ lệ đậu quả cao, chất lượng tốt. Hiện, Dương Gia Kon Tum có các giống như: A38, 842, 849, QN1, 846.

Câu hỏi về chất đất, loại đất thích hợp để trồng mắc ca trên cả nước, cũng được trả lời thoả đáng, đó là: Tây Nguyên và Tây Bắc. Kon Tum có 2 huyện YaHrai và KonPlong mức độ phù hợp với cây mắc ca ít, nên chưa đưa vào quy hoạch. Trên thế giới đã có 12 nước đưa vào quy hoạch.

Mạnh dạn đầu tư cho mắc ca

Ông Dương Quang Phục, Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy cho biết: “Có 13 HTX và 110 hộ dân Sa Thầy/10 xã Thị trấn của huyện, đã tham dự Hội thảo về cây mắc ca tại địa phương.

  

lay-2.jpg
Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy (áo trắng)  cùng doàn công tác, thăm mô hình

 

Đây là cơ hội để người dân Sa Thầy tiếp cận cây trồng mới, và yên tâm đầu tư, canh tác. Nhất là nhiều hộ dân đã có diện tích 2 -3 ha, vừa trồng xen trong cà phê, vừa trồng thuần. Nhiều bà con đã tự điện thoại liên hệ với họ Dương, để tham quan, học hỏi mô hình.

Vì vậy, chúng tôi thấy, các địa phương trên địa bàn Sa Thầy có thể trồng mắc ca, vì đây là cây có nguồn gốc từ cây rừng. Có khả năng đóng góp cao cho ngành nông nghiệp và người dân Sa Thầy nói riêng, Kon Tum nói chung

So với người dân trong tỉnh như Đăk Tô, Đăk Hà, Đăk Lây, bà con Sa Thầy triển khai muộn hơn, mới cách đây 2 năm (khoảng vài chục ha).

Hiện, người trồng nhiều nhất là chị Lan (Sa Nghĩa) đã trồng được 6 ha; người trồng lâu nhất là 3 năm, bà con vừa trồng, vừa học hỏi, và chưa mạnh dạn mở rộng, do chưa biết năng suất, chất lượng ra sao. Song, so với cây mì, cao su, cà phê và một số cây ăn quả khác, mắc ca có hiệu quả hơn và giúp cải tạo môi trường, kinh tế, xã hội tốt hơn.

Trước mắt, bà con nên khảo sát lại vườn của mình, xem thu hoạch sau 1 năm như thế nào (so với mắc ca). Nếu thua xa, nên xác định, cơ cấu lại cây trồng. 

“Một thuận lợi nữa là, Sa Thầy đã có đề án cải tạo rừng tạp (đã được huyện phê duyệt), có thể trồng tập trung, hoặc phân tán. Nếu có điều kiện trồng tập, hoặc trồng phân tán, hy vọng sẽ đem lại hiệu quả cao. Hiện, đang vào vụ trồng mắc ca, bà con cần chuẩn bị, nếu trồng trong năm nay, và tính toán kỹ cho những năm sau.

Ngoài ra, việc cam kết cho bà con vay vốn cũng khá thuận lợi, do 6 năm đầu bà con chưa phải trả gốc và lãi, khi cây có quả mới thu. Ngoài ra, mọi thắc mắc xoay quanh cây mắc ca, có thể gọi cho Công ty Dương Gia Kon Tum” – ông Phục cho biết thêm.

Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng cho biết: “Đất đai Tây Bắc kém hơn ở Tây Nguyên, song, Tây Bắc đã có 4.000ha đất đồi trọc được phủ kín. Khu vực Tây Nguyên cây 3 năm đã bói quả, cây 7 năm đã thu hoạch ổn định. Nước bạn Trung Quốc kề cận với Việt Nam là 2 địa phương Quảng Tây, Vân Nam cũng đã phủ kín, để phục vụ trên 1,4 tỷ dân.

Các quốc gia như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc đang muốn tiếp cận Việt Nam để tiêu thụ mắc ca. Sa Thầy có điều kiện đất đai tốt, hiện địa phương đang trồng cao su, sắn, song hiệu quả chưa cao (nhất là cây sắn), địa phương cần xem xét lại. Đất Tây Nguyên phải có thu nhập 150 – 200 triệu đồng/năm mới xứng đáng.   

Cây mắc ca dù ở địa phương nào cũng phải có tán hình nấm mới tốt, cho hiệu quả cao. Tuy là cây rừng, nhưng nay măc ca đã phát triển thành cây nông nghiệp. Mắc ca ưa phân chuồng, kỵ phân hoá học, bà con cần cố gắng làm theo hướng dẫn của các kỹ sư để có hiệu quả tốt. Hiệp hội sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của bà con trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Vì vậy, mong bà con Sa Thầy phát triển tốt cây mắc ca. 

Nếu so sánh Sa Thầy với bà con Mường Nhé (Điện Biên), nơi có diện tích rộng nhất, xa nhất, nghèo nhất, khổ nhất (phức tạp nhất), thì nay Bí thư Tỉnh uỷ Mường Nhé cũng đã cho biết, sẽ có quyết định đầu tư cho mỗi gia đình 1 ha mắc ca. Hiệp hội sẽ giúp cây giống, kỹ thuật.

Tây Bắc khó khăn, vất vả hơn Tây Nguyên, vì vậy, hy vọng Tây Nguyên sớm ổn định, HHMC sẽ sát cánh cùng bà con. Nếu hàng hoá của bà con không lưu thông được, Hiệp hội cam kết thu mua hết, với giá 120 -150.000 đồng/kg hạt. Hy vọng, cả 2 ngày càng gắn bó để sớm đi đến thành công”.

                                                

Hồng Dương
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

Top