Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 27 tháng 5 năm 2022 | 15:24

Đã đến lúc kinh tế tri thức phải được đưa vào cánh đồng, nhà máy

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, đã đến lúc kinh tế tri thức phải được đưa vào cánh đồng, nhà máy để không còn sự mù mờ về thông tin như hiện nay làm ngắt quãng cung - cầu. Chuyển đổi nông nghiệp số phải làm nhanh, không chần chừ được nữa.

vinamit.jpg
 Công ty Cổ phần Vinamit ứng dụng mạnh khoa học công nghệ vào sản xuất. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất tại Công ty Cổ phần Vinamit.

 

Không có nguồn lực 

Theo ông Hồ Xuân Hùng, Nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Chủ tịch Tổng hội NN-PTNT Việt Nam không có nguồn lực là người có tiền thì không có đất, người có đất thì không có tiền đang tạo thành điểm nghẽn lớn của cái bẫy “4 không” trong thực hiện cách mạng nông nghiệp 4.0 của nước ta. Ở đây, ông cũng chỉ ra các rào cản như vai trò quan trọng của doanh nghiệp (DN) trong đầu tư vào nông nghiệp, nhưng hiện DN nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ quá thấp trong tổng số DN của cả nước; vai trò, vị trí của HTX và vấn đề tổ chức lại HTX thực sự là tổ chức hợp tác tự nguyện và cùng có lợi để giải quyết được những vấn đề then chốt của ngành Nông nghiệp.

Cũng theo ông Hùng, thế giới đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn về nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi nhưng Việt Nam đi quá chậm mặc dù 10 năm trước đã có hẳn một chương trình quốc gia về nghiên cứu, sản xuất giống. Nhiều giống mới các nước phát triển đã khẳng định rồi nhưng đưa về Việt Nam vẫn phải khảo nghiệm hết năm nọ qua năm kia. Đến khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận giống thì các nước phát triển đã chuyển sang sử dụng giống khác rồi. Đây cũng là cái bẫy “không có công nghệ mới” mà ngành Nông nghiệp đang gặp phải trong tiếp cận và phát triển cách mạng 4.0.

Đồng quan điểm, nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này tại Đồng Nai tuy đánh giá địa phương có lợi thế để đầu tư nông nghiệp công nghệ cao với quy mô lớn như: vị trí địa lý thuận tiện, đường sá giao thông thuận lợi, khí hậu ôn hòa..., nhưng không ít nhà đầu tư đành bỏ cuộc vì thiếu nguồn lực là quỹ đất và nguồn vốn.

Ông Trần Quang Tính, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại trang trại Việt (H.Xuân Lộc), DN đi tiên phong ứng dụng công nghệ cao xây dựng chuỗi sản xuất khép kín chia sẻ, đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi khép kín, nhà đầu tư cần quỹ đất lớn với quy mô hàng chục, thậm chí hàng trăm hecta. Nhưng trong thực tế, DN rất khó tìm được quỹ đất đạt yêu cầu để làm nông nghiệp sạch. Đất sạch ở đây bao gồm ở cả 2 khía cạnh: đất trống không vướng đền bù, giải tỏa và đất đủ tiêu chuẩn an toàn để sản xuất nông nghiệp sạch. Ngay cả khi có quỹ đất phù hợp với yêu cầu nhưng DN vẫn bất lực vì vốn bồi thường để thu hồi đất quá lớn. Ngoài ra, tình trạng đất sản xuất nông nghiệp bị ô nhiễm do một thời gian dài bị “đầu độc” vì lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải chăn nuôi cũng là bài toán khó với nhà đầu tư.

Công ty TNHH MTV Tám Do (xã Bàu Cạn, H.Long Thành) là một trong số ít DN tư nhân đầu tư trại heo giống với quy mô lớn, công nghệ hiện đại thuộc tốp đầu của Đồng Nai. Từ hơn 10 năm trước, DN đã đầu tư vốn lớn để gầy dựng đàn heo giống đầu dòng từ nguồn nhập khẩu đến đầu tư máy móc, công nghệ tân tiến nhất của thế giới như: sử dụng hệ thống cho heo ăn bằng chíp điện tử để quản lý chính xác khẩu phần ăn của mỗi con heo theo từng thời kỳ sinh trưởng. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để quản lý cặn kẽ về sức khỏe, thức ăn, quá trình sinh trưởng, thậm chí lịch rụng trứng… của mỗi con heo trong đàn. Toàn bộ hoạt động của trang trại đều được kết nối với hệ thống máy tính ở khu điều hành; đội ngũ kỹ sư chỉ cần theo dõi đàn heo trên máy tính là có thể quản lý được quá trình sinh trưởng, phát triển của từng con heo…

Chỉ ra một rào cản lớn khác về nguồn lực là vốn đầu tư, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tám Do Nguyễn Tấn Hậu chia sẻ, muốn cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập sâu, rộng hiện nay, DN đang đầu tư thêm trang trại sản xuất giống hoàn toàn tự động với công nghệ hiện đại nhất. Mong muốn lớn nhất của DN là tiếp cận được nguồn vốn vay kịp thời để nắm bắt được cơ hội phát triển trong khó khăn. Nhưng đây là điều rất khó vì cùng tài sản thế chấp, hiện DN vay được số vốn thấp hơn nhiều so với trước do ngân hàng siết lại hạn mức cho vay trong giai đoạn rủi ro cao.

Hệ thống dữ liệu thông tin yếu và thiếu

Nông nghiệp 4.0 được coi là nền sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật lý. Việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cùng internet kết nối vạn vật đã mở đường cho những hoạt động quản lý nông nghiệp theo hướng hoàn toàn mới. Từ đây sẽ hình thành một nền nông nghiệp chính xác và tự động, không cần sự tham gia trực tiếp của con người. Khi đó, người nông dân có thể ứng dụng thiết bị cảm biến để số hóa các yếu tố như: nước, phân, thuốc bảo vệ thực vật, độ ẩm, ánh sáng… đối với cây trồng hoặc các yếu tố về nhiệt độ, tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng… cho từng vật nuôi và chuyển nó vào các thiết bị kết nối intenet như: máy tính, điện thoại di động. Theo đó, người nông dân có thể đi bất cứ đâu nhưng vẫn biết rõ tình hình trang trại và có thể điều khiển mọi hoạt động trang trại của họ một cách nhanh chóng, chính xác.

 

images2456222_5e.jpg
Thực hiện nhân giống nuôi cấy mô trong Phòng Thí nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc (H.Trảng Bom)

 

Để xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp mọi thứ đều được số hóa như trên phải dựa trên nền tảng căn cơ nhất là xây dựng và phát triển được hệ thống dữ liệu lớn (big data), chính xác. Có hệ thống dữ liệu này, ngành Nông nghiệp mới ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại từ công tác dự báo nguồn nước, thiên tai, dịch bệnh, tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành, lĩnh vực nông nghiệp; trong quản lý vùng chuyên canh, truy xuất nguồn gốc, liên kết chuỗi giá trị; trong dự báo, phân tích, đánh giá, quản lý và phát triển thị trường nông - lâm - thủy sản... Có hình thành hệ sinh thái nông nghiệp số như trên thì mới khuyến khích được nông dân và DN tham gia vào chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ số trong quy trình sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm nông nghiệp...

Chỉ ra rào cản của việc thiếu hệ thống dữ liệu, thông tin, ông Phan Văn Danh, Phó chủ nhiệm Hội Doanh nhân Việt kiều Úc, Giám đốc HTX Dịch vụ chăn nuôi Xuân Phú (H.Xuân Lộc), nhận xét các nước trên thế giới phát triển chăn nuôi dựa trên cơ sở khoa học. Ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển một cách tự phát quá lâu, kể cả ứng dụng khoa học - công nghệ cũng theo cách tự phát. Chăn nuôi Việt Nam phát triển rất mạnh nhưng chưa có sự đầu tư đúng mức về ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là ở khâu con giống khiến ngành giống trong nước kém chất lượng vì chưa có chiến lược phát triển bài bản.

Cũng theo ông Danh, tại nhiều nước có hệ thống thông tin, dữ liệu đầy đủ về hoạt động đầu tư cũng như nhu cầu thị trường của các loại nông sản nên dự đoán trước được chuyển động của thị trường; thậm chí dự báo khá chính xác sự tăng, giảm cả trong ngắn hạn và dài hạn. Đây là cơ sở rất quan trọng để từ nhà quản lý đến DN, nông dân điều chỉnh sản xuất cho phù hợp. Thông tin về ngành chăn nuôi của ta rất ít dữ liệu, có thì cũng thiếu chính xác nên quy hoạch chăn nuôi còn xa thực tế và cũng khó dò về mặt thị trường.

Giải pháp xây dựng nền nông nghiệp thông minh

Để xây dựng nền nông nghiệp thông minh cần sự chủ động, quyết liệt của các chủ thể từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người nông dân… cùng nhau xây dựng hệ thống sinh thái hoàn thiện đưa nông nghiệp Việt Nam ngày một phát triển.

Đại diện  Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang xây dựng Đề án Chuyển đổi số ngành nông nghiệp, nông thôn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt.

 

38-551-img-8457-3233-1653368429.jpg
Mô hình trồng rau trong nhà màng, áp dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Long An.

 

Theo Dự thảo Đề án, đến năm 2030, nông nghiệp, nông thôn trở thành một “trung tâm” đổi mới sáng tạo và tiên phong về ứng dụng hiệu quả các công nghệ số nhằm phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững, tích hợp đa giá trị gắn với xây dựng nông thôn hiện đại, văn minh trên nền tảng Chính phủ số và nông dân số.

Trong đó, các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm việc xây dựng hệ thống dữ liệu lớn (Big Data) và cơ sở tri thức của ngành nông nghiệp và của từng lĩnh vực nông nghiệp: thủy lợi, thủy sản, chế biến, thị trường…. Xây dựng và tích hợp các công nghệ, mạng lưới dự báo, quan sát, giám sát phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp thôn gtin để nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp. Xây dựng và phát triển ứng dụng công nghệ số để tự động hóa quy trình sản xuất, cơ cấu lại nông nghiệp, tập trung giá trị gia tăng…

Chia sẻ về giải pháp ứng dụng công nghệ vào chuyển đổi số nông nghiệp, đại diện VNPT nhấn mạnh việc xây dựng kho dữ liệu nông nghiệp rất quan trọng, đóng vai trò quyết định trong sự thành công chuyển đổi số nông nghiệp, tác động đến mọi chủ thể của chuyển đổi số từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp, nông dân…

Hiện nay, Việt Nam đã có quy định nhằm cập nhật, khai thác dữ liệu trong các lĩnh vực chuyên ngành chăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ thực vật, thủy sản nhưng chưa đầy đủ, đối tượng thường xuyên biến động khiến việc quản lý khó khăn, việc số hóa tài liệu cũng gây ra mất mát dữ liệu, hệ thống thông tin chưa đủ, chưa có cấu trúc dữ liệu đúng đắn.

“Có rất nhiều loại dữ liệu đầu vào cần thiết cho ngành nông nghiệp nhưng lại liên quan các bộ, ngành khác như dữ liệu về môi trường, biến động thủy văn, dữ liệu dân sinh, tổng dân số, dữ liệu kinh tế xã hội, thiên tại dịch bệnh. Cần có sự chia sẻ giữa các cơ quan quản lý” – đại diện VNPT nói.

Việc ứng dụng công nghệ trong xây dựng dữ liệu có nhiều thuận lợi, chúng ta có thể thu thập dữ liệu dạng text, thu thập dữ liệu dạng ảnh, bản đồ, thông qua ứng dụng vệ tinh, thiết bị quan trắc trực tiếp, thiết bị của người dân như smart phone. VNPT giới thiệu một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng cũng như khai thác kho dữ liệu nông nghiệp như Cổng thông tin địa lý nông nghiệp, nền tảng IOT, hệ thống nông nghiệp thông minh…

Ông Nguyễn Đức Tùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Nông nghiệp số (VIDA) cho rằng chuyển đổi nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp công nghệ thì cần phải tìm giải pháp công nghệ trong đó cần đặc biệt chú ý ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Việc chuyển đổi cần lấy nền tảng công nghệ hiện đại làm tiền đề phát triển nền nông nghiệp thông minh bền vững, hàng hóa nông nghiệp giá trị hơn, tiếp cận các thị trường khó tính.


2021129-u1.jpg
Chuyển đổi nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp công nghệ thì cần phải tìm giải pháp công nghệ trong đó cần đặc biệt chú ý ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

 

Theo ông Nguyễn Đức Tùng, doanh nghiệp Việt Nam đã và đang thích ứng các yêu cầu khắt khe về truy xuất nguồn gốc và chất lượng của các thị trường xuất khẩu. Đây cũng là định hướng mà Hiệp hội Nông nghiệp số mong muốn cùng cộng đồng doanh nghiệp thúc đẩy nhằm tối ưu hóa công nghệ đưa nông nghiệp Việt Nam ngày càng thông minh hiện đại đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, bắt đầu từ các sản phẩm có giá trị cao để tạo sự đột phá.

Để đạt được sự đột phá cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động, quyết liệt hơn cùng nhau xây dựng hệ thống sinh thái hoàn thiện đưa nông nghiệp Việt Nam ngày một phát triển.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan, từ trước đến nay chúng ta đã nói nhiều đến kinh tế tri thức, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng thực hiện vẫn rất nhạt nhòa. Việc kết nối vạn vật, kết nối với người và vật quá khó khăn dẫn đến câu chuyện giải cứu nông sản mang tính chu kỳ. Đã đến lúc kinh tế tri thức phải được đưa vào cánh đồng, nhà máy để không còn sự mù mờ về thông tin như hiện nay làm ngắt quãng cung - cầu.

Chuyển đổi nông nghiệp số phải làm nhanh, không chần chừ được nữa vì đây cũng là thời cơ để chuyển đổi số, hòa nhập với thế giới. Một nông dân số sẽ trông dữ liệu chứ không phải "trông trời, trông đất, trông mây"; không chỉ mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống mà họ còn mua cả dữ liệu để phục vụ sản xuất./.

 

 

 

Thanh Tâm (T/h)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top