Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 20 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 2 tháng 6 năm 2022 | 20:53

Đầu tư cho nông nghiệp chưa xứng tầm

Ngày 2/6, các đại biểu Quốc hội nêu vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, một số vấn đề được nêu ra như, Giá phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng cao, thúc đẩy công tác chế biến ở ĐBSCL...

Giá phân bón tăng cao, giá nông sản dậm chân tại chỗ

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Văn Thi (Bắc Giang) bày tỏ sự nhất trí cao với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đã trình tại Kỳ họp. Đại biểu cũng bày tỏ sự quan tâm đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Theo đó, hơn 2 năm qua khi chịu sự tác động nặng bởi dịch bệnh Covid-19, khu vực nông nghiệp tiếp tục phát huy vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tạo cơ sở quan trọng để đảm bảo sự ổn định và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Đại biểu Nguyễn Văn Thi nêu rõ, nông nghiệp có vai trò quan trọng như vậy nhưng trong việc đầu tư ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội vào nông nghiệp những năm qua chưa tương xứng với những đóng góp của nông nghiệp đối với Quốc gia và xã hội. Hơn nữa, người nông dân hiện nay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trước việc giá phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng cao, trong khi giá nông sản không tăng đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đời sống của người nông dân.

 

thi.jpg
Đại biểu Nguyễn Văn Thi (Bắc Giang) cho rằng cần có thêm các chính sách phù hợp để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: https://baochinhphu.vn
 

Đồng ý với quan điểm của ông Thi, đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) cũng chỉ ra những khó khăn nhất định như giá vật tư đầu vào phân bón tăng ở mức cao so với bình quân hằng năm do những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, giá xăng dầu, chuỗi giá trị nông sản còn bị hạn chế, chưa thực sự bền vững, tiêu thụ nông sản còn gặp nhiều khó khăn…

Do vậy, đại biểu Nguyễn Tạo đề nghị Chính phủ cần có những chính sách can thiệp kịp thời để bình ổn giá cả vật tư đầu vào như giá phân bón, giá vật tư nông nghiệp, giá xăng dầu…

Còn Đại biểu Nguyễn Văn Thi cho rằng,  việc tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay cần bắt đầu chuyển đổi phương thức sản xuất từ quy mô hộ gia đình, sản xuất nhỏ sang hợp tác xã gắn với đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để tạo thành các liên kết nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp.

Ngoài ra, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục có cơ chế chính sách phù hợp hơn để thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Cụ thể, chính sách phù hợp về đất đai, thuế, tín dụng và công nghệ để thu hút các nguồn lực xã hội, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đại biểu cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách phù hợp hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh đó, hỗ trợ nông dân trong công tác dự báo thị trường, định hướng sản xuất và đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ nông sản. Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ có giải pháp giữ ổn định và giảm giá các mặt hàng phân bón.

Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương (An Giang) khẳng định công nghiệp chế biến sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ĐBSCL trong thời gian tới. Theo đó, đại biểu kiến nghị Chính phủ cần có chính sách mạnh mẽ hơn trong việc thu hút đầu tư vào khâu chế biến nông sản của vùng ĐBSCL.

Khẳng định công nghiệp chế biến đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới, đại biểu kiến nghị Chính phủ cần có chính sách mạnh mẽ hơn trong việc thu hút đầu tư vào khâu chế biến nông sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có cơ chế chính sách ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông, thủy sản, đầu tư cho phát triển hệ thống logistics, nhất là những kho trữ lạnh để giải quyết vấn đề bảo quản nông sản vào những thời điểm thu hoạch cao điểm.

 

dai-bieu-tran-thanh-huong.jpg
Đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Đoàn ĐBQH An Giang

 

“Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm đầu tư, hỗ trợ cho Đồng bằng sông Cửu Long thông qua những việc làm cụ thể như hỗ trợ cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ cung cấp thông tin, dự báo thị trường, giúp cho nông dân kịp thời điều chỉnh sản xuất cho phù hợp”, đại biểu Trần Thị Thanh Hương đề xuất.

 

images198565_5a.jpg
Ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp sẽ được ĐBSCL ưu tiên mời gọi đầu tư trong thời gian tới.

 

Ngoài ra, bà cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tích cực khẩn trương xây dựng hoàn thiện các thể chế, triển khai các chính sách ưu tiên có tính chất đặc thù cho Đồng bằng sông Cửu Long, nhanh chóng đưa Nghị quyết của Bộ Chính trị đi vào cuộc sống, góp phần đưa Đồng bằng sông Cửu Long vươn lên mạnh mẽ, phát triển cùng đất nước.

Đồng tình với ý kiến của Đại biểu Trần Thị Thanh Hương, Thượng tọa Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh) cũng nhất trí cao với giải pháp cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ xuất khẩu bền vững, góp phần phát triển kinh tế và an sinh xã hội.

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top