Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 2 tháng 5 năm 2022 | 15:29

Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL

Sau 3 năm thực hiện Chương trình OCOP, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 1.276 sản phẩm đã được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, đứng thứ 3 cả nước về sản phẩm OCOP. Nhiều sản phẩm đã tạo dựng được nhẫn hiệu, thương hiệu, mang lại giá trị kinh tế cao.

Đứng thứ 3 về sản lượng OCOP

Đến nay, cả nước có hơn 7.436 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận từ 3 sao trở lên, với sự tham gia của hơn 4.061 chủ thể. Trong đó, tiêu biểu có 20 sản phẩm đạt chứng nhận 5 sao OCOP Quốc gia, các sản phẩm đã có mặt trong các siêu thị, cửa hàng, hệ thống phân phối…Các sản phẩm OCOP với chất lượng, đặc thù, an toàn thực phẩm, mẫu mã đẹp, sang trọng ngày càng tạo được lòng tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Hiện, khu vực ĐBSCl có 1.276 sản phẩm đã được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, chiếm 17,1% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước. Trong đó, 66,8% sản phẩm đạt 3 sao, 30,6% sản phẩm đạt 4 sao, 2,4% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 3 sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Có 643 chủ thể OCOP với 32,8% là doanh nghiệp, 17,2% là hợp tác xã và 48,4% là các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

 

 Hiện nay, vùng ĐBSCL đứng thứ 3 cả nước về sản phẩm OCOP.

 

Để đạt được kết quả nói trên, nhiều chủ thể có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đã biết áp dụng hiệu quả các giải pháp chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh như: ứng dụng truy xuất nguồn gốc vào sản xuất nông nghiệp,... nhờ đó mà các sản phẩm nông sản, đặc sản, sản phẩm OCOP có mặt rộng rãi và tiêu thụ tốt trên đa dạng các kênh thương mại điện tử...

Bên cạnh đó, các địa phương vùng ĐBSCL đã có hướng tiếp cận phù hợp khi tập trung, ưu tiên phát triển sản phẩm truyền thống, sản phẩm đặc trưng, gần với lợi thế của các vùng nguyên liệu tập trung như: Trái cây, thủy sản, lúa gạo để phát triển các sản phẩm đặc sắc, mang sắc thái vùng ĐBSCL.

Tại Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn ra mới đây, ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, liên kết phát triển sản xuất - tiêu thụ nông sản có ý nghĩa đặc biệt đối với ĐBSCL. Diễn đàn là chuỗi sự kiện nhằm tăng cường tính hợp tác và liên kết giữa các tỉnh, thành phố trong vùng với các địa phương trên cả nước, làm cơ sở để đẩy mạnh và phát huy tiềm năng về sản phẩm OCOP của ĐBSCL.

Theo ông Tuấn, qua 3 năm triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, các sản phẩm đặc trưng của Đất Sen Hồng đã không ngừng phát triển cả về số lượng, lẫn chất lượng. Đến nay, toàn tỉnh có 265 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, gồm 61 sản phẩm đạt 4 sao và 204 sản phẩm đạt 3 sao; trong đó, có 4 sản phẩm 4 sao đã trình xét công nhận đạt 5 sao.

Ông Tuấn mong muốn, qua Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL giúp các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội gặp gỡ, giao thương, liên kết, hợp tác kinh doanh, đầu tư, quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình đến người tiêu dùng trong và ngoài khu vực ĐBSCL. Đồng thời là dịp để các doanh nghiệp nắm bắt, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng để từ đó có chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, hiện nay các địa phương vùng ĐBSCL đã có hướng tiếp cận phù hợp khi tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm truyền thống, sản phẩm đặc trưng, gắn với lợi thế của các vùng nguyên liệu tập trung như: trái cây, thủy sản, lúa gạo...mang sắc thái ĐBSCL. Phát triển các sản phẩm OCOP đã góp phần chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất gắn với kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt là gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với phát triển kinh tế, dịch vụ và du lịch của các địa phương.

 

  Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam tham dự Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL diễn ra mới đây.

 

Kết quả đạt được là vậy, tuy nhiên, việc phát triển sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm OCOP ở ĐBSCL vẫn còn gặp khó do một số địa phương còn chạy theo thành tích, tập trung vào những sản phẩm đã được hình thành, không phải là các sản phẩm có lợi thế. Hoạt động xúc tiến thương mại tuy được các địa phương quan tâm triển khai nhưng manh mún, thiếu đồng bộ và chưa phát huy hết các tiềm năng, lợi thế trong việc quảng bá và bán hàng bằng các hình thức mới, hiện đại, nhất là phát triển thương mại điện tử. Nhiều địa phương và chủ thể OCOP  gặp khó trong tiếp cận và ứng dụng công nghệ để phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả kênh thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP của mình…

Ông Đào Đức Huấn, Trưởng phòng Quản lý chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho biết, số lượng sản phẩm OCOP tăng nhanh nhưng chưa bền vững, một số địa phương còn chạy theo thành tích, tập trung vào những sản phẩm đã được hình thành, không phải là các sản phẩm có lợi thế. Ngoài ra, thiếu sự chủ động của các chủ thể khi tham gia vào chương trình; hoạt động xúc tiến thương mại tuy được nhiều địa phương triển khai nhưng còn manh mún, thiếu đồng bộ.

Theo ông Hoàng Vũ Quang, Phó viện trưởng, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, việc phát triển hình thức thương mại điện tử ở nhiều địa phương ở ĐBSCL còn nhiều hạn chế, nhiều chủ thể OCOP còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ trong việc phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Một số nơi còn lúng túng trong việc xây dựng, triển khai các giải pháp để thúc đẩy, nâng cao hiệu quả kênh thương mại điện tử cho sản phẩm của mình.

 

Đến nay, nhiều thương hiệu sản phẩm OCOP của ĐBSCL có chất lượng cao chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Các tỉnh vùng ĐBSCL tập trung vào việc phát triển các sản phẩm OCOP đáp ứng yêu cầu về công bố chất lượng sản phẩm, có mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, có chứng nhận sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu sản phẩm, mẫu mã, bao bì đẹp... Mỗi sản phẩm khẳng định được vị trí, uy tín đối với người tiêu dùng, vươn xa đến nhiều thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời, các địa phương tổ chức rà soát quy hoạch, xác định rõ thế mạnh để phát triển các sản phẩm đặc thù, hấp dẫn riêng trong quy hoạch chung của cả vùng ĐBSCL.

 

Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP bền vững

Bàn về giải pháp phát triển bền vững sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL, bà Nguyễn Thị Lài, giám đốc Công ty TNHH xuất khẩu Hương Sen Việt cho biết, bên cạnh việc đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn để phân phối sản phẩm trong các siêu thị và sàn thương mại điện tử, vùng trồng nguyên liệu chuyên biệt, lấy ý kiến người tiêu dùng cũng rất quan trọng.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Thương, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp cho rằng, cần nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch cộng đồng và chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh. Từ đó, mỗi thành viên là một sứ giả cho sự phát triển thương hiệu du lịch tại địa phương. Đồng thời, phải đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP và tạo dựng hình ảnh địa phương, khai thác triệt để các yếu tố giá trị tài nguyên văn hóa bản địa.

 

 Nhiều thương hiệu sản phẩm OCOP của ĐBSCL có chất lượng cao chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước. 

 

Ông Hoàng Vũ Quang, Phó viện trưởng, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, trong bối cảnh hiện nay chuyển đổi số, thương mại điện tử là xu hướng chung cho tất cả các sản phẩm, trong đó có sản phẩm OCOP cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Chuyển đổi số tiếp tục là một trong những nội dung quan trọng trong thời gian tới.

Ông Đào Đức Huấn, Trưởng phòng Quản lý chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương nhận định, thời gian tới các đia phương ở ĐBSCL sẽ phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, đặc biệt là các đặc sản, sản vật, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch của làng, xã, cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững.

Trong khi đó, đại diện sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart của Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), cam kết sẽ nhanh chóng đưa toàn bộ các sản phẩm OCOP khu vực ĐBSCL và các sản phẩm OCOP trên cả nước lên môi trường số. Qua đó, góp phần quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP và nông sản, đặc sản vùng miền đến đông đảo người tiêu dùng, hiện thực hóa mục tiệu đưa 5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp lên nền tảng số.

Thông qua những tiện ích ở cả phiên bản web và mobile app, Postmart đã thu hút đông đảo các doanh nghiệp tham gia diễn đàn tiếp cận, nghiên cứu và triển khai các bước phối hợp đưa sản phẩm lên sàn ngay sau khi kết thúc diễn đàn. Song song với việc xuất khẩu các mặt hàng tươi, Postmart cũng kết nối xuất khẩu các mặt hàng đông lạnh, sấy khô và các loại đồ khô, gạo đến các thị trường mục tiêu như Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, giai đoạn tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc trưng thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu; phát triển các trung tâm giới thiệu, quảng bá sản phẩm của tỉnh. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho tất cả các sản phẩm OCOP tỉnh đều được tham gia vào các sàn giao dịch điện tử uy tín và các siêu thị, trung tâm thương mại trên cả nước; nâng cao chất lượng hoạt động Hợp tác xã Đặc sản Đồng Tháp. Đồng thời tăng cường các quầy bán hàng quà tặng, quà lưu niệm, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP... tại các khu di tích, điểm du lịch, điểm tham quan cộng đồng, cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh...

 

 Tuy nhiên, phát triển sản phẩm OCOP ở vùng ĐBSCL còn gặp nhiều khó khăn.

 

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, đại dịch Covid-19 đã góp phần thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Các địa phương từ đó cũng đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử. Tuy nhiên, đa phần người sản xuất không bán được hàng hoá như mong muốn do không có kỹ năng bán hàng.

Vì vậy, muốn thúc đẩy thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP cần có một đội ngũ chuyên bán hàng cho người sản xuất, sản phẩm OCOP; có chiến lược truyền thông mạnh mẽ hơn cho sản phẩm OCOP. Về phía doanh nghiệp, muốn đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và xuất khẩu sản phẩm thông qua sàn thương mại điện tử, ngay từ bây giờ phải chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về quy mô, thị trường…

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng lưu ý các địa phương trong phát triển du lịch cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu; nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch cộng đồng và chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh; chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với phát triển nông thôn mới và chương trình OCOP...

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top