Ngày 23/11, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh tổ chức Hội thảo “Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực chăn nuôi” với bà con cả nước.
Tham dự Hội thảo, còn có lãnh đạo Cục Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi và các địa phương như: Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Thái Nguyên, Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hoà Bình, Vĩnh Phúc và 1 số Công ty Chăn nuôi lớn như Dabaco (Bắc Ninh), Công ty Giống gia cầm Minh Dư (Bình Định).
Ban cố vấn Hội thảo tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi.
Chia sẻ với các địa phương, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tuế, cho biết, đơn vị của ông chuyên sản xuất con giống gà trên nền giống gà trống ngoại năng suất cao, chất lượng tốt, lai với gà ri bản địa, cho ra gà lai ri Dabaco.
Hiện, quy mô đàn giống của Công ty có 50.000 con gà giống ông bà; 700.000 con gà giống bố mẹ, một năm sản xuất 60 triệu con gà giống lông màu 4 ngày tuổi.
Để đi đến thành công như ngày hôm nay, chuồng trại nuôi con giống của Công ty được nhập khẩu từ Liên bang Đức, với hệ thống tự động toàn bộ từ khâu cho ăn, uống, thu gom trứng; thải phân gà, điều tiết nhiệt độ, độ ẩm hoàn toàn tự động.
Đặc biệt, quy trình phòng trừ dịch bệnh rất chặt chẽ, nên đàn gà luôn có năng suất, chất lượng cao, thịt thơm ngon, mẫu mã phù hợp người tiêu dùng Việt Nam, do vậy, đầu ra của Công ty luôn rộng mở.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh, ông Nguyễn Công Trình, cho biết, gần đây, nông nghiệp của Bắc Ninh đang giảm dần tỷ trọng trồng trọt (37,2%) tăng tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản (54,6%), lâm nghiệp và dịch vụ 6,8%, theo đúng định hướng của ngành và Khuyến nông Quốc gia.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại là, sản xuất còn nhỏ lẻ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới còn hạn chế. Năng suất, sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, tiêu thụ bấp bênh và không ổn định. Đặc biệt là bệnh trên đàn vật nuôi thường xuyên xuất hiện và gây hại.
Vì vậy, Hội thảo hôm nay cũng là cơ hội để các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, người chăn nuôi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cũng như khó khăn trong thực tế ngành chăn nuôi hiện nay, để có biện pháp tháo gỡ tích cực.
Chủ trì và phát biểu tại hội thảo Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, bà Hạ Thuý Hạnh, cho biết: “Ngành chăn nuôi đang được đánh giá là ngành sản xuất còn giàu tiềm năng. Tính đến tháng 10/2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT dự báo sản lượng thịt các loại có thể đạt 5,5 triệu tấn, trong đó, thịt lợn khoảng 64 – 67%, tăng 8,8% so năm 2019.
Một số sản phẩm như: trứng muối, thịt gà đã qua chế biến nhiệt, bước đầu đã xuất khẩu được sang thị trường có hàng rào kiểm dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước ASEAN.
Thời gian tới, hoạt động của Khuyến nông Quốc gia vẫn chú trọng xây dựng mô hình, đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền, giới thiệu những mô hình tiêu biểu, có hiệu qủa cao tới bà con, để nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…