Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 8 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 7 tháng 3 năm 2022 | 18:20

Hà Nội sẽ có 6 huyện, thị xã thí điểm mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND về phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025.

Kế hoạch cũng đã đề ra 4 nhóm chỉ tiêu phấn đấu. Cụ thể: mỗi huyện, thị xã có tiềm năng và thế mạnh về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố triển khai ít nhất từ 1 đến 3 sản phẩm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch”; phấn đấu có ít nhất 50% số sản phẩm này được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và công nhận Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên.
 
non-la1.jpg
Làng nghề nón lá Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì. 

 

Mỗi huyện, thị xã của thành phố có tiềm năng xây dựng ít nhất 1 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc thù có sự tham gia của các chủ thể: Nông dân - Hợp tác xã - Hộ kinh doanh - Doanh nghiệp.

Trước mắt thành phố sẽ tập trung xây dựng thí điểm 6 mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch cộng đồng; làng du lịch thông minh; du lịch làng nghề theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững tại các huyện: Thường Tín, Đan Phượng, Thanh Trì, Mỹ Đức, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây.

Thành phố sẽ tổ chức điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng du lịch nông nghiệp nông thôn trên địa bàn thành phố; tổ chức lựa chọn, hỗ trợ xây dựng và phát triển các điểm đến du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống, ngành nghề nông nghiệp, nông thôn; xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch”.

Xây dựng các mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc thù có sự tham gia của các chủ thể Nông dân - Hợp tác xã - Hộ kinh doanh - Doanh nghiệp;

Quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch gắn với làng nghề truyền thống, ngành nghề nông nghiệp, nông thôn; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống, ngành nghề nông nghiệp, nông thôn; xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố...

Các huyện thị được thí điểm mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch cộng đồng là những địa phương có những sản phẩm, làng nghề truyền thống nổi tiếng như huyện Thường Tín có sản phẩm bánh dày Quán Gánh truyền thống, có làng nghề tiện gỗ Nhị Khê, làng sơn mài Duyên Thái, làng thêu ở Quất Động...

Huyện Thanh trì có Làng nghề truyền thống Nón lá Vĩnh Thịnh, Xã Đại Áng được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Mọi công đoạn để cho ra thành phẩm chiếc nón lá đều được làm thủ công, với kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề. Lợi nhuận tuy không cao nhưng trong bối cảnh thu nhập từ công việc đồng áng không nhiều, lại có phần bấp bênh, thì đan nón đã trở thành “cứu cánh” giúp các gia đình phần nào trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày.

 

111.jpg
Sản phẩm của làng nghề mộc Hữu Bằng, huyện Thạch Thất.

 

Huyện Thạch Thất có các Làng nghề đồ mộc - may Hữu Bằng; Làng nghề Bánh chè lam Thạch Xá ; Làng nghề mây tre giang đan thôn Thái Hòa, thôn Phú Hòa, thôn Bình Xá xã Bình Phú; Làng nghề mộc - xây dựng Canh Nậu. 

Hầu hết các làng nghề trên địa bàn các huyện, thị đều đang phát triển rất mạnh mẽ, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân ở đây, nhiều làng nghề đã phát triển mạnh mẽ, các sản phẩm của làng nghề đã vươn xa không chỉ các tỉnh thành trong nước mà sang các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

Việc thành phố thí điểm mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các huyện, thị sẽ tạo cơ hội cho các làng nghề trên địa bàn thủ đô phát triển theo một hướng đi mới, vừa bảo tồn và giữ gìn được bản sắc văn hóa, vừa phát triển sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho bà con và làm giàu.

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top