Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 19 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 1 tháng 3 năm 2022 | 15:13

Hà Nội sẽ đầu tư chuyên sâu cho các vùng sản xuất nông nghiệp đã được chuyển đổi

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ thông tin, thời gian tới, Hà Nội sẽ đầu tư chuyên sâu cho các vùng nông nghiệp hàng hóa đã hình thành theo hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng sản xuất gắn với xây dựng thương hiệu, hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm.

Hà Nội đã chuyển đổi sang trồng lúa chất lượng cao là hơn 15.600ha, cây ăn quả gần 7.400ha, rau an toàn gần 3.000ha, chăn nuôi xa khu dân cư hơn 700ha, nuôi trồng thủy sản hơn 6.900ha. Toàn bộ diện tích đất lúa được chuyển đổi này đều phát huy hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trước đây.
 
trong-lan.jpg
Chuyển đổi đất lúa sang trồng lan cho thu nhập cao ở Thanh Oai Hà Nội

 

Một trong những mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang các mô hình sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả cao, đó là các mô hình trồng lan hồ điệp tại xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai (Hà Nội).
 
Với hơn 2.500 m2 đất, anh Ngô Minh Trưởng đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, cây giống và hoàn thiện hệ thống tưới, điều hòa nhiệt độ để phát triển mô hình hoa lan Hồ Điệp, mỗi năm cơ sở của anh cung cấp ra thị trường trên 78 nghìn cây lan hồ điệp các loại vào dịp Tết Nguyên đán phục vụ nhu cầu thưởng hoa, chơi tết của người dân Thủ đô cho thu nhập hơn 2 tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm cho 4 lao động thường xuyên và trên 20 lao động thời vụ.
 
Huyện Đan Phượng đã quy hoạch và có sự chuyển dịch lớn trong việc lựa chọn các giống lúa chất lượng cao vào thâm canh theo hướng hữu cơ, bằng việc đưa vào gieo trồng giống lúa ST25 tại xã Thọ An.  Kết quả, giống lúa ST25 đã cho năng suất 63,3 tạ/ha, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của gạo đặc sản, được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng.
 
z2692418409320_e01345e6be945a041a9f5a09ccbcadb2.jpg
Những cánh đồng lúa cho năng suất cao tại Ứng Hòa

 

Nhờ chuyển đổi đất lúa sang các mô hình sản xuất nông nghiệp khác, hiện nay thành phố đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao cho thu nhập tăng 25-30% so với sản xuất lúa truyền thống; vùng sản xuất rau an toàn đạt từ 400 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha/năm; vùng trồng cây ăn quả đạt 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/ năm; vùng trồng hoa, cây cảnh đạt 500 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng/ha/năm; vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đạt 1-2 tỷ đồng/ha/năm...
 
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường nhấn mạnh: Đối với diện tích lúa kém hiệu quả, kiên quyết chuyển đổi sang cây trồng khác; diện tích còn lại sẽ quy hoạch vùng sản xuất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Thành phố sẽ đầu tư và vận động các địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi cho những vùng chuyên canh. Đặc biệt, thành phố khuyến khích, tạo cơ chế cho doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết với nông dân, hình thành các chuỗi giá trị lúa gạo khép kín. Qua đó gia tăng năng suất, chất lượng, giá trị và nâng tầm thương hiệu sản phẩm lúa gạo của Thủ đô.
 
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ thông tin, thời gian tới, Hà Nội sẽ đầu tư chuyên sâu cho các vùng nông nghiệp hàng hóa đã hình thành theo hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng sản xuất gắn với xây dựng thương hiệu, hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm. Đối với cây ăn quả sẽ tập trung vào các vùng chuyên canh theo nhóm cây chủ lực như: Chuối, bưởi, nhãn… quy mô hơn 20.000ha; rau màu hơn 5.000ha; hoa, cây cảnh hơn 9.000ha.
 
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng tập trung phát triển chăn nuôi tại các vùng trọng điểm theo hướng bền vững, an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học và chuyển đổi các vùng đất trũng, thấp sang mô hình lúa - cá (diện tích nuôi tập trung khoảng 11.500ha với các loại đặc sản như trắm đen, cá lăng, điêu hồng, tôm càng xanh).
 
Cũng theo ông Chu Phú Mỹ, UBND TP sẽ tiếp tục bố trí tăng nguồn ngân sách để thực hiện các chương trình, đề án, dự án của ngành nông nghiệp Thủ đô; xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng chuyên canh, lồng ghép trong các chương trình xây dựng nông thôn mới.
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top