Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 3 tháng 4 năm 2020 | 15:56

Huế: Khoảng 300 tấn tôm, hàng chục tấn cá cần tiêu thụ

Tình hình giải cứu sản phẩm nông sản gia xúc, gia cầm cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cơ bản đã hoàn thành. Tuy nhiên, một số sản phẩm như tôm, cá, rau má… vẫn còn nhiều khó khăn.

Huyện Phong Điền còn khoảng 300 tấn tôm đang chờ giải cứu

Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền Nguyễn Văn Bình cho biết, nhờ các hình thức vận động đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức trên địa bàn tham gia hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ sản phẩm nông sản; kết hợp với một số công ty chuyên về cung ứng thực phẩm điển hình như Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt và qua các thương buôn đến nay sản phẩm nông sản từ chăn nuôi gà, vịt đã cơ bản đã được tiêu thụ hết.

Tin vui từ Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết, số gà, vịt đã được tiêu thụ trong thời gian qua được các thương lái thu mua với giá bằng hoặc cao hơn so với giá địa phương đã niêm yết hỗ trợ cho người dân.

Bên cạnh đó, UBND huyện Phong Điền đã lên kế hoạch, nếu thời gian tới việc tiêu thụ sản phẩm nông sản từ chăn nuôi gà, vịt còn gặp khó khăn, địa phương sẽ sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ người dân. Nhờ đó, các cơ sở chăn nuôi gà, vịt trên địa bàn đang tiếp tục tái đàn một cách bình thường, ông Bình khẳng định.

 

Tại huyện Phong Điền gà và vịt thịt cơ bản đã tiêu thụ hết.
Tại huyện Phong Điền gà và vịt thịt cơ bản đã tiêu thụ hết.

 

Ông Bình cho biết, tôm là sản phẩm đang gặp khó khăn hơn cả trong quá trình tiêu thụ. Ước tính hiện địa phương 300 tấn tôm đã đến thời điểm thu hoạch. Giá bán tôm hiện tại thấp hơn thời điểm bình thường, hơn nữa mặt hàng này mỗi hồ sẽ thu 01 lần và không thể đánh bắt lên bán nhỏ lẻ nên khó khăn về tiêu thụ.

Vừa qua, có một số thương buôn thu mua tôm với tại địa phương với giá từ 140.000 – 150.000 đồng/1 kg (loại 50 con/1 kg). Đỉnh điểm trong đó có ngày người dân bán được 20 tấn tôm/1 ngày, ông Bình cung cấp thêm về tình hình tiêu thụ tôm trên địa bàn.

Hiện, UBND huyện Phong Điền vẫn đang tích cực vận động, đấu nối các thương buôn, những công ty phân phối thực phẩm nông sản trên địa bàn để hỗ trợ bà con nuôi tôm tiêu thụ sản phẩm, ông Bình chia sẻ.

Huyện Quảng Điền thất thu mùa rau má, gặp khó trong tiêu thụ cá lồng

Sản phẩm nông sản tại huyện Quảng Điền khá đa dạng từ gà, vịt, cá, rau má và nhiều loại rau củ quả khác.

Trong đó, xã Quảng Thọ được biết đến như là một “thủ phủ” của rau má. Bình quân, mỗi ngày nơi đây xuất ra thị trường khoảng 6 tấn rau má. Rau má ở đây chủ yếu được bán tươi và bình thường được vận chuyển đến các thành phố lớn trong cả nước để tiêu thụ.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các tuyến xe đã ngưng hoạt động nên những ngày gần đây rau má của bà con nông dân tại xã Quảng Thọ gần như không tiêu thụ được. Cách xử lý hiện tại của nhiều hộ dân trồng rau má là phơi khô, cho cá ăn và phần lớn trong đó phải cắt bỏ.

Kể từ ngày 31/3 đến nay rau má tại xã Quảng Thọ gần như không tiêu thụ được.
Kể từ ngày 31/3 đến nay rau má tại xã Quảng Thọ gần như không tiêu thụ được.

 

“Với 60ha mỗi ngày tại địa phương thu hoạch khoảng 6 tấn rau má. Từ ngày 07/3 bà con chỉ tiêu thụ được khoảng 50% và từ ngày 31/3 trở lai đây gần như không thể tiêu thụ được tại vì các tuyến xe không chạy… Ước tính mỗi sào rau má thời điểm hiện tại người nông dân mất 2 – 3 triệu đồng. Chúng tôi đang động viên các hộ dân cố gắng vượt qua và xem như đây là mất mùa vì dịch bệnh thiên tai”, Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ Hoàng Công Phong trăn trở.

Ông Phong cho biết thêm, hiện tại xã Quảng Thọ còn có 200 lồng cá với số lượng khoảng 40.000 con đang trong độ thu hoạch nhưng không có nơi tiêu thụ. Toàn bộ số này là cá trắm cỏ được người dân nuôi ở các sông trên địa bàn.

Người dân nuôi cá lồng đang rất lo lắng, bởi lẽ, do thời tiết nắng nóng và nhiều yếu tố khác nên khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm cá thường bị dịch bệnh. Vậy nên, nếu không tiêu thụ kịp và chẳng may cá bị dịch bệnh thì nguy cơ người dân phải mất trắng một vụ cá hàng trăm triệu đồng là rất có thể xảy ra.

 

Nếu không tiêu thụ kịp thời chẳng may cá bị dịch bệnh thì rất có thể người dân phải mất trắng một vụ cá hàng trăm triệu đồng.
Nếu không tiêu thụ kịp thời chẳng may cá bị dịch bệnh thì rất có thể người dân phải mất trắng một vụ cá hàng trăm triệu đồng.

 

Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Quảng Điền Nguyễn Ngọc Tiến cho biết, tình hình giải cứu các sản phẩm chăn nuôi gà, vịt trên địa bàn cơ bản đã hoàn thành. Hiện, trên địa bàn còn khoảng 4.000 con gà thịt cần tiêu thụ (số liệu thống kê ban đầu số lượng gà tại huyện Quảng Điền cần hỗ trợ tiêu thụ là 29.200 con).

Ông Tiến cho biết thêm, do bình thường phải chở đi tiêu thụ tại các tỉnh thành trong cả nước hoặc thu hoạch và bán với sản lượng lớn nên hiện tại, trên địa bàn 2 sản phẩm rau má và cá nuôi ở các lồng là khó khăn hơn cả. Hiện, trên địa bàn còn hơn 22 tấn cá diêu hồng trên địa bàn cần tiêu thụ.

Thống kê từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại địa phương đã tham gia ủng hộ rất nhiều cho công tác tiêu thụ sản phẩm nông sản của người nông dân trong thời điểm khó khăn hiện nay. Đơn vị này vẫn đang tiếp tục tuyên truyền, kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia giải cứu nông sản cho người nông dân.

 

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top