Hiện, đang là thời gian cao điểm các tỉnh miền Trung thu hoạch lúa vụ Xuân. Theo báo cáo từ các địa phương, năng suất lúa vụ này đạt tương đối cao, đều trên 60 tạ/ha. Bà con nông dân vô cùng phấn khởi, khi có một mùa bội thu trong khi diễn biến dịch.
Năng suất lúa đều đạt trên 60 tạ/ha
Hiện nay, các địa phương của tỉnh Nghệ An đang tập trung thu hoạch lúa vụ xuân, một số huyện như Diễn Châu đã gặt được khoảng 40% diện tích và dự kiến đến ngày 20/5 sẽ hoàn thành thu hoạch; huyện Hưng Nguyên thu hoạch 40% diện tích (700 ha), dự kiến 30/5 sẽ gặt xong; huyện Nam Đàn đã thu hoạch được khoảng 20% diện tích.
Đến ngày 14/5, theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, toàn tỉnh đã thu hoạch trên 2.000 ha lúa vụ xuân. Nhờ thời tiết thuận lợi, cơ cấu bộ giống tiến bộ cũng như áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật, theo đánh giá bước đầu, đây là vụ sản xuất được mùa, thắng lợi toàn diện.
Tại Hà Tĩnh, vụ Xuân năm nay huyện Cẩm Xuyên gieo cấy 9.500 ha lúa. Thời điểm này, Cẩm Xuyên đã thu hoạch được 8.400 ha (đạt 88,4% diện tích). Ngày 20/5, toàn huyện sẽ thu hoạch xong lúa vụ xuân 2021.
Huyện Lộc Hà Vụ gieo trỉa gần 3.200 ha lúa các loại. Với phương châm “Xanh nhà hơn già đồng”, tất cả 500 ha mới chín đều đã được gặt xong và khoảng 10 ngày nữa là cơ bản thu hoạch gọn.
Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch được khoảng 150 - 200 ha (trong tổng số diện tích vụ xuân là 49.428,5 ha). Trong đó, lớn nhất là Nghi Xuân với 50 ha, Can Lộc 20 ha, Đức Thọ 10 ha, Thạch Hà 10 ha...
Vụ lúa xuân 2021 cũng là vụ lúa được đánh giá được mùa nhất từ trước tới nay và khá đồng đều ở các địa phương. Cùng với đó, những cánh đồng bị đổ ngã ở những trận mưa cuối vụ vừa qua mặc dù có ảnh hưởng một phần năng suất cuối vụ, song vẫn phục hồi khá tốt. Trong số hơn 6.000 ha bị đổ ngã thì có khoảng 80 - 85% diện tích đã phục hồi.
Được đánh giá là một vụ lúa có năng suất cao ở hầu hết các địa phương, năng suất lúa ở các địa phương này đều đạt trên 60 tạ/ha, nhiều địa phương đạt trên 80 tạ/ha
Cụ thể, tại Nghệ An, một số huyện như Diễn Châu năng suất dự ước đạt 74 tạ/ha, huyện Hưng Nguyên 69,5 tạ/ha... thậm chí có phương đạt 88 tạ/ha.
Nhờ chăm sóc tốt, thời tiết thuận lợi, đồng ruộng màu mỡ nên năm nay, nhiều bà con nông dân tại huyện Lộc Hà được mùa lớn, năng suất bình quân ước đạt hơn hơn 60 tạ/ha)…
Ở một số địa phương (Cẩm Xuyên, Can Lộc, Thạch Hà) và các cánh đồng mẫu, cánh đồng liền vùng, liền thửa, năng suất bình quân có thể đạt từ 62 - 68 tạ/ha, cao hơn năng suất bình quân toàn tỉnh vụ xuân 2020 từ 10 - 15%.
Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên đánh giá năng suất trên các diện tích này bình quân ước đạt 70 tạ/ha. Huyện cũng đã chỉ đạo các xã đánh giá năng suất ban đầu. Theo đó, năng suất bình quân của toàn huyện dự kiến ước đạt 62 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm 2020 khoảng 10 tạ/ha và cao hơn vụ hè thu khoảng 8 tạ/ha.
Ứng dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp
Đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đang được thực hiện ở một số địa phương và được đánh giá có hiệu cao.
Tại Hà Tĩnh, mô hình ứng dụng máy cấy vào sản xuất vụ xuân 2021 ở Can Lộc được thực hiện thành công tiếp tục khẳng định, đưa cơ giới hóa vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
Vụ xuân 2021, UBND huyện Can Lộc chỉ đạo Phòng NN&PTNT, Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi, UBND các xã Tùng Lộc, Sơn Lộc, Xuân Lộc, Kim Song Trường phối hợp với HTX Trung Hòa (thị trấn Nghèn) tiến hành khảo sát, lựa chọn thực hiện mô hình ứng dụng máy cấy vào sản xuất.
Theo đó, vụ xuân năm nay toàn huyện có 53,36 ha thực hiện cấy bằng máy và sử dụng các loại giống: Nếp 98, Thái Xuyên 111; ADI 168 và XT 28 (do Công ty Giống Mitraco thực hiện với với diện tích 2 ha).
Qua đánh giá, so với hình thức canh tác truyền thống, mô hình cho năng suất bình quân lý thuyết là 93,43 tạ/ha, cao hơn khu đối chứng 7,78 tạ/ha; tiết giảm hơn 10.320.000 đồng/ha/vụ chi phí và công lao động cho bà con nông dân.
Nhiều nông dân ở đây cho biết: “Từ sự hỗ trợ của HTX Cơ giới và dịch vụ vật tư nông nghiệp, người nông dân đã được giải phóng sức lao động, ngày công, từ khâu bắc mạ đến khâu cấy lúa. Trước đây, nếu thuê người cấy, với 1 sào lúa chi phí hết 700 ngàn đồng, trong khi thuê máy cấy chỉ hết khoảng một nửa số tiền đó. Người dân chúng tôi ai cũng vui mừng”.
Áp dụng máy cấy vào sản xuất, người nông dân đã chủ động được thời gian xuống giống, giảm được công vận chuyển mạ, lượng giống, lượng phân và thuốc bảo vệ thực vật, giảm giá thành sản xuất và nâng cao lợi nhuận.
Bên cạnh đưa máy móc vào trong sản xuất, việc lựa chọn giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng và các điều kiện khí hậu miền Trung, cũng là một trong những nguyên nhân để tạo lên giá trị và nang suất cao trong vụ Xuân năm 2021.
Hiện, các cơ quan nghiên cứu đã cho ra đời các giống lúa chịu được những điều kiện không thuận lợi của thiên nhiên, thổ nhưỡng, với phương pháp canh tác “thuận thiên” như hiện nay mà người nông dân đang hướng đến, chúng ta hy vọng các vụ lúa sau sẽ gặt hái được nhiều thành công, vừa đảm bảo được an ninh lương thực, vừa xuất khẩu ra các thị trường lớn trong khu vực và trên thế giới, đồng thời cũng nâng cao giá trị và tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Sau thu hoạch lúa vụ Xuân là công tác làm đất để chuẩn bị cho một vụ mùa mới, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đang được các địa phương ứng dụng. Bà con nông dân cần khẩn trương chuẩn bị gieo cấy vụ hè thu để bảo đảm đúng tiến độ.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.