Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 24 tháng 11 năm 2017 | 11:16

Ngành giáo dục và đào tạo Mường Nhé: Phát triển từ hai mũi nhọn chính

Sau nhiều nỗ lực, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Mường Nhé (Điện Biên) đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận cho cả 2 mục tiêu: Phát triển quy mô, mạng lưới trường, lớp học và nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu được học tập của con em các dân tộc trên địa bàn.

Phát triển quy mô, mạng lưới trường, lớp học

Thầy Trần Ngọc Kiên, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Nhé cho biết, năm đầu thành lập huyện (năm 2002), việc huy động được học sinh ra lớp thực sự là một bài toán khó đối với ngành. Những ngày đó, toàn huyện chỉ có 11 trường với 5.000 học sinh, trong đó có 7 trường tiểu học, 4 trường trung học cơ sở. Cơ sở vật chất, trường lớp học hầu hết đều tạm bợ, đồ dùng dạy học thiếu thốn; đội ngũ giáo viên thiếu, hạn chế về chuyên môn; người dân chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em. Nhiều trường của huyện rơi vào tình trạng có lớp, có thầy cô, song không có học sinh. Để huy động được các em đến lớp, nhiều thầy, cô giáo phải đi bộ nhiều giờ đến từng gia đình, vận động phụ huynh cho con em đến lớp.

Do vậy, việc phát triển quy mô mạng lưới trường lớp đáp ứng phần lớn nhu cầu học tập của con em các dân tộc trên địa bàn là một trong những mục tiêu hàng đầu của ngành GD&ĐT huyện gần 15 năm qua. Tính đến hết năm học 2016-2017, toàn huyện có 41 đơn vị trường học với 675 lớp và 15.366 học sinh, trong đó có 09/41 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm  21,9%). 

Cấp học mầm non có 12 trường, 196 nhóm, lớp; 4.417 học sinh, tăng 27 lớp, 833 trẻ so với năm học trước. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo trong độ tuổi ra lớp đạt 95,4%. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99,4%. Số trường đạt chuẩn quốc gia là 3 trường, trong đó mức độ 1 có 2 trường (Trường Mầm non Sín Thầu và Mầm non Mường Nhé); mức độ 2 có 1 trường (Mầm non Hoa Ban).

Cấp học tiểu học có 15 trường với 305 lớp, 5.807 học sinh, tăng 38 học sinh so với năm học trước. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, 6-10 tuổi ra lớpđạt 100%. Tỷ lệ bình quân học sinh/trường là 387 học sinh/trường, bình quân học sinh/lớp là 19 học sinh/lớp; có 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (Trường PTDTBT TH Trần Văn Thọ và Trường Tiểu học Nậm Pố); 13/15 trường có lớp ghép với 46 lớp gồm 498 học sinh.

Cấp trung học cơ sở có 11 trường, 133 lớp, 3.845 học sinh, tăng 7 lớp, 123 học sinh so với năm học trước. Tỷ lệ huy động trẻ 11-14 tuổi ra lớp đạt 95,5%; trẻ 11 tuổi vào học lớp 6 đạt 94,2%. Tỷ lệ bình quân học sinh/trường là 349 học sinh/trường, bình quân học sinh/lớp là 28,9 học sinh/lớp; có 3 trường đạt chuẩn quốc gia (PTDT bán trú THCS Mường Nhé, PTDT bán trú THCS Nậm Kè, PTDT bán trú THCS Quảng Lâm).

Cấp THPT có 2 trường 34 lớp với 1.093 học sinh và 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên có 5 lớp bổ túc văn hóa với 147 học sinh, trong đó có Trường PTDT nội trú THPT Mường Nhé đạt chuẩn quốc gia.

Bên cạnh đó, ngành còn tích cực tăng cường cơ sở vật chất, toàn ngành hiện có 696 phòng học (299 kiên cố, 167 bán kiên cố, 230 tạm); 333 phòng công vụ (86 kiên cố, 180 bán kiên cố, 67 tạm); 481 phòng nội trú (127 kiên cố, 242 bán kiên cố, 112 tạm); 133 phòng học chức năng; 38 trường có công trình nước khe tự chảy hoặc sử dụng nước ngầm; 38 trường có công trình vệ sinh hợp vệ sinh phục vụ học tập và sinh hoạt cho cán bộ, giáo viên và học sinh.

Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục

Thầy Kiên chia sẻ thêm, những năm qua, công tác nâng cao chất lượng giáo dục luôn được ngành quan tâm, chú trọng. Năm học 2016-2017, đã có 100% trường mầm non tổ chức bán trú cho trẻ tại trường, trong đó có 162/196 lớp tổ chức bán trú, đạt 82,7%, với 3.697/4.417 trẻ được bán trú tại trường. Đồng thời tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số được các trường triển khai thực hiện nghiêm túc, nhất là trẻ 5 tuổi để chuẩn bị bước vào học lớp 1.

Về giáo dục tiểu học, thực hiện có hiệu quả các giải pháp đổi mới giáo dục phổ thông theo mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất học sinh thông qua việc đổi mới chương trình, phương pháp dạy học, cách đánh giá xếp loại học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Năm học vừa qua, huyện Mường Nhé đã duy trì tốt các tiêu chí phổ cập giáo dục các cấp học, công tác phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2; phổ cập giáo dục xóa mù chữ mức độ 1; phổ cập Giáo dục THCS và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Cùng với đó, các trường luôn tích cực đổi mới phương pháp dạy học; tiếp tục triển khai nhân rộng phương pháp dạy học nhóm theo Mô hình trường học mới Việt Nam tại 15/15 trường. Thực hiện dạy môn Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục tại 8/15 trường với 15 lớp, 289 học sinh. Thực hiện dạy tiếng Anh bắt buộc tại 12/15 trường với 66 lớp, 1.653 học sinh. Thực hiện dạy tiếng dân tộc theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, theo đó năm học 2016-2017 tiếp tục thực hiện dạy tiếng Mông cho học sinh tại 3 trường với 18 lớp và 418 học sinh. Nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. Hiện tại đã có 100% cán bộ quản lý sử dụng máy tính trong quản lý, 100% trường học sử dụng mạng hồ sơ công việc của ngành (trên 90% giáo viên tiểu học soạn bài trên máy, trên 30% giáo viên tiểu học dạy học trình chiếu). Kết thúc năm học, đã có 1.176/1.176 học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học, đạt 100%.

Đối với giáo dục THCS, các trường đã tổ chức thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục, đảm bảo thời gian năm học theo quy định; tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tăng cường năng lực, phẩm chất và thái độ cho học sinh đảm bảo phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học. Thực hiện mô hình trường học mới với 07/11 trường cấp THCS tham gia. Kết thúc năm học đã có 743/743 học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS, đạt 100%.

Cũng trong năm học này, ngành đã tổ chức hội thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay cấp huyện với 33 học sinh tham dự, có 6 học sinh đạt giải; thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 8, lớp 9 với 238 học sinh tham dự, có 87 học sinh đạt giải; hội thi viết chữ đẹp cấp huyện có 170 giáo viên và 674 học sinh đại diện cho 15/15 trường tiểu học tham dự, có 126/170 giáo viên và 481/674 học sinh đạt giải; tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp huyện với 30 sản phẩm tham dự, có 16 sản phẩm đạt giải; tổ chức Ngày hội thể thao của bé với 143 cháu đại diện cho 10/12 đơn vị, có 5 đơn vị trường đạt giải nhất, nhì, ba toàn đoàn.

Đồng thời, Phòng GD&ĐT huyện cũng động viên các trường tham gia hội thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9 cấp tỉnh với 43 học sinh tham dự, có 3 học sinh đạt giải khuyến khích; 5 học sinh tham gia cuộc thi Olimpic Tiếng Anh cấp tỉnh, có 1 học sinh lớp 3 đạt giải; 36 học sinh tham gia cuộc thi giải toán bằng Tiếng Việt trên Internet cấp tỉnh, có 3 học sinh đạt giải; 6 học sinh tham gia hội thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay cấp tỉnh; 3 sản phẩm tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, có 2 sản phẩm đạt giải.

Công tác giáo dục dân tộc tiếp tục được quan tâm. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn huyện có 1 trường PTDT nội trú THPT; 23 trường PTDT bán trú (cấp tiểu học 13 trường, THCS 10 trường). Các đơn vị thực hiện tốt công tác giáo dục nề nếp sinh hoạt, đảm bảo đầy đủ các chế độ cho học sinh dân tộc, tăng cường tiếng Việt, giao lưu tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Tiếp tục thực hiện Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh, Phòng đã tổ chức dạy tiếng Mông tại 3 trường với 18 lớp và 408 học sinh. Triển khai thực hiện Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người, các đơn vị đã huy động được 99 học sinh dân tộc Cống, 80 học sinh dân tộc Si La ra lớp.

Cùng với đó, lực lượng giáo viên cũng được quan tâm phát triển. Toàn ngành GD&ĐT huyện Mường Nhé hiện có 1.144 người (tính đến tháng 6/2017). Số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm trên 95%, trong đó hệ mầm non và tiểu học 100% giáo viên đạt chuẩn. Đội ngũ quản lý cơ bản hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu trong việc quản lý, điều hành các chương trình giáo dục. Số giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện tăng hàng năm. Đặc biệt, trong những năm gần đây, đã có nhiều giáo viên của huyện đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

Cũng trong năm học vừa qua, đã có 2 cá nhân được đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Cờ thi đua cho 1 tập thể; tặng Bằng khen cho 1 tập thể; UBND tỉnh tặng Cờ thi đua cho 3 tập thể; tặng Bằng khen cho 5 tập thể, 10 cá nhân và công nhận 30 tập thể đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc; Sở Giáo dục và Đào tạo tặng Giấy khen cho 10 cá nhân; 39 tập thể và 1.040 cá nhân được công nhận danh hiệu lao động tiên tiến; 133 cá nhân được công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở...

Đạt được những kết quả nêu trên, ngoài việc xác định được hướng đi đúng, huyện Mường Nhé đã nhận thức rất rõ những khó khăn, thách thức của giáo dục vùng dân tộc thiểu số, từ đó đổi mới, thực hiện có hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước để trợ giúp hợp lý, nhằm phát triển giáo dục theo hướng bền vững. Bằng sự nỗ lực không ngừng, bằng sự đoàn kết và đồng tâm, những con số kể trên là kết quả ngọt ngào cho ngành GD&ĐT huyện Mường Nhé. Cái chữ đang được gieo trên từng mỏm núi, từng bản làng xa xôi, mở ra tương lai tươi sáng cho những người con Mường Nhé.

Đỗ Hùng

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top