Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 10 tháng 11 năm 2021 | 21:50

Nghệ An có 113 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao trở lên

UBND tỉnh Nghệ An vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) giai đoạn 2019 - 2020, triển khai kế hoạch những năm tiếp theo.

Báo cáo tại hội nghị, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An cho biết: Sau 2 năm triển khai Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019-2020, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ương, cũng như sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự vào cuộc của các ngành, đoàn thể, hệ thống chính trị từ tính đến cơ sở và sự đồng tình của người dân. Những chính sách, chương trình, để án về phát triển kinh tế - xã hội được tỉnh, các huyện, thành, thị ban hành, tổ chức thực hiện trong thời gian qua đã và đang phát huy hiệu quả góp phần vào thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP; nâng cao giá trị hàng hóa làm tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần người dân ở nông thôn.

Tỉnh Nghệ An đã có 16/21 huyện, thành, thị có sản phẩm đạt hạng sao
Tỉnh Nghệ An đã có 16/21 huyện, thành, thị có sản phẩm đạt hạng sao.

 

Đến nay, đã có 16/21 huyện, thành, thị tổ chức đánh giá, phân hạng và có sản phẩm đạt hạng sao; các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Quỳ Hợp, Quế Phong, Thị xã Thái Hòa chưa có sản phẩm đạt sao. Tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2019-2020 cho Chương trình OCOP đạt 117.958 triệu đồng. Toàn tỉnh đã có 113 sản phẩm được công nhận đạt 3 sao trở lên (vượt 25,6% so với mục tiêu giai đoạn 2018-2020); trong đó, có 87 sản phẩm đạt 03 sao chiếm 77,0%; có 26 sản phẩm đạt 4 sao chiếm 23% (cả nước đến nay có 4.919 sản phẩm được công nhận đạt 3 sao trở lên trong đó 20 sản phẩm đạt 5 sao). Nhờ đó, đã góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng nông thôn mới, đến nay toàn tỉnh đã có 319/411 xã đạt tiêu chí số 10 về thu nhập (chiếm 77,6%), có 280/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 68,1%.

Các đại biểu xem các sản phẩm OCOP của các địa phương trưng bày tại hội nghị
Các đại biểu xem các sản phẩm OCOP của các địa phương trưng bày tại hội nghị

 

Số lượng chủ thể đăng ký tham gia Chương trình OCOP trong 02 năm 2019-2020 là 106 chủ thể, trong đó có 75 chủ thể có sản phẩm đạt hạng 3 sao đến 4 sao, gồm: 27 hợp tác xã; 21 doanh nghiệp; 6 cơ sở sản xuất: 9 tổ hợp tác; 12 hộ sản xuất kinh doanh doanh. Trong đó, khu vực đồng bằng có 40 chủ thể/72 sản phẩm đạt hạng 3 sao trở lên; khu vực miền núi có 35 chủ thể/41 sản phẩm đạt hạng 3 sao trở lên.

Chương trình OCOP đã góp phần tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 2.300 lao động và 1.800 - 2.000 lao động thời vụ, với thu nhập bình quân 3,5-4 triệu đồng/người/tháng và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn; góp phần giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa, cảnh quan môi trường của địa phương.

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP.
Trưng bày sản phẩm OCOP.

 

Sản phẩm OCOP đã bám sát các yêu cầu của Chương trình, phù hợp với thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm đặc sắc, truyền thống, chất lượng, truy xuất nguồn gốc và chỉ dẫn địa lý. Được các doanh nghiệp phân phối và thị trường chấp nhận, hình thành xu hướng ưu tiên trong phân phối sản phẩm OCOP. Sản phẩm OCOP bước đầu đã khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về sản vật, vùng nguyên liệu và lao động địa phương, đặc biệt là dịch vụ du lịch. Các địa phương đã từng bước thấy được lợi thế, cơ hội để phát huy và khai thác giá trị sản phẩm OCOP gắn với phát triển dịch vụ du lịch nông thôn. 

Trong 2 năm qua, các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP cũng được Nghệ An đặc biệt chú trọng. Tỉnh Nghệ An đã tổ chức 14 cuộc, bao gồm 4 hội nghị kết nối cung - cầu; 3 cuộc trưng bày sản phẩm và 7 hội chợ, góp phần đưa sản phẩm OCOP của tỉnh nhà đến gần hơn với các địa phương khác, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.

hó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể  
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể  

 

Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Nghệ An tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát kết quả và chất lượng triển khai thực hiện Chương trình OCOP tại các địa phương với mục tiêu cụ thể: Có ít nhất 300 sản phẩm OCOP; Phát triển mới ít nhất 86 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP; Phát triển từ 8-10 làng du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP; Phát triển ít nhất 5-8 sản phẩm đạt hạng 5 sao (có thể xuất khẩu)...

Tại hội nghị, đại diện các sở, ban, ngành, địa phương đã trình bày các tham luận, bên cạnh những thành quả mà Chương trình OCOP đã đạt được thì vẫn tồn tại một số hạn chế như sản phẩm OCOP tại nhiều địa phương do sản xuất chủ yếu là thủ công, máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu nên sức cạnh tranh còn thấp. Mặc dù sản phẩm hàng hóa Nghệ An rất phong phú về chủng loại, số lượng, chất lượng nhưng do một số chủ thể chưa quan tâm đến kiểu dáng, nhãn mác, bao bì đóng gói, nhất là các loại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, sở hữu trí tuệ nên chưa đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh...

Ngoài ra, các ý kiến còn nhấn mạnh đến công tác tăng cường áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất các sản phẩm OCOP để tăng năng suất, chất lượng. Các địa phương cần đặc biệt chú trọng việc đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP để đảm bảo đầu ra bền vững cho sản phẩm...

Lãnh đạo Sở NN&PTNT trao Giấy chứng nhận OCOP cho các chủ thể có sản phẩm đạt 4 sao cấp tỉnh năm 2020
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An trao Giấy chứng nhận OCOP cho các chủ thể có sản phẩm đạt 4 sao cấp tỉnh năm 2020.

 

Dịp này, 10 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019 - 2020 đã được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.

 

 

 

 

Ngọc Lan
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top