Ngày 4-5/3, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam kết hợp với bà con Lạng Sơn tổ chức hội thảo đầu bờ về cây mắc ca, đem lại nhiều hứa hẹn tốt đẹp
Đông đảo bà con đến tham gia hội thảo
Hội thảo đã tổ chức tại 2 địa điểm xã Tân Việt, huyện Văn Lãng và Thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc. Trong đó Văn Lãng có 250 người/10 xã tham gia, Cao Lộc có 184 – 200 người (cả trong và ngoài danh sách đăng ký). Ngoài ra, các địa phương bạn như huyện Tràng Định có đại biểu của 7 xã tham gia.
Lãnh đạo huyện Văn Lãng phát biểu tại hội thảo
Các huyện khác trong tỉnh như Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quán, Hữu Lũng, Lộc Bình, mỗi huyện 7 người, do tỉnh Lạng Sơn mời tham gia. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số Tày, Nùng chiếm ½, còn lại là người Kinh.
Đây là hội thảo đầu tiên về cây mắc ca tại Lạng Sơn, chủ yếu dành cho đồng bào DTTS, chủ yếu là bà con dân tộc Tày, Nùng, Kinh. Rất may, trong vùng đã có vườn mắc ca 7 ha, 5 năm tuổi của bà Nguyễn Thị Bư thôn Bó Mịn, xã Bắc Hùng, huyện Văn Lãng. Vườn mắc ca này đã có thu hoạch ổn định 3 năm nay, bình quân đạt 6 -7 tấn quả xanh/năm.
Sau khi thấy bà Bư trồng thành công, nhiều bà con trong vùng đã đến tìm hiểu, tham khảo và đã có khá nhiều hộ trồng theo.
Hội thảo cần tiến hành sớm ở Lạng Sơn, do gần đây trên địa bàn đã có cây giống bán trôi nổi, không rõ nguồn gốc, giá 40 – 50.000 đồng/cây. Điều này đã xảy ra trên 10 năm nay ở khu vực Tây Nguyên, khi bà con mua giống trôi nổi trên thị trường, khiến mắc ca không có quả, phải chặt bỏ giữa chừng, gây tốn kém, nản chí cho người dân.
Vì vậy, để tránh hậu quả đáng tiếc nêu trên, tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với Hiệp hội Mắc ca để tổ chức Hội thảo, giới thiệu cây giống chuẩn, cách trồng và chăm sóc cây mắc ca bền vững cho bà con.
Ngoài ra, các cơ sở cây giống của Hiệp hội trên địa bàn tỉnh, cũng cam kết hỗ trợ và giúp đỡ bà con mua cây giống chuẩn, giá cả vừa phải, nhất là mua với số lượng lớn, sẽ được hỗ trợ chuyên chở và hướng dẫn trồng, chăm sóc miễn phí.
Anh Lương Văn Thiện, thôn Bản Manh, xã Trùng Khánh, huyện Văn Lãng, cho biết, trước đây anh đi làm thuê ở Đắk Lắk 15 năm. Thời điểm đó đã thấy bà con trồng mắc ca, song, anh chưa hiểu rõ đó là cây gì, hiệu quả như thế nào nên không quan tâm.
Năm 2019, gia đình anh quyết định quay về quê, thấy ở Văn Lãng trồng mắc ca hiệu quả không kém gì ở Đắk Lắk. Đồng thời, lúc này ở Lạng Sơn đã có vườn cây giống mắc ca của Công ty Mắc ca Liên Việt (nằm liền kề với huyện Văn Lãng), anh đã quyết tâm trồng.
Năm 2020, sau lần đi tìm hiểu về cây giống ở Công ty Liên Việt Lạng Sơn, anh đã quyết định mua 200 cây về trồng, với giá 75.000 đồng/cây. Hiện, vườn mắc ca của anh đâng xanh tốt, khoẻ mạnh, sau hội thảo, anh sẵn sàng mời bà con về thăm vườn và chia sẻ kinh nghiệm trồng, chăm sóc mắc ca.
Ông Lục Văn Bằng, dân tộc Tày, Thị trấn Cao Lộc cho biết, ông là người có cơ may tiếp cận với cây mắc ca từ rất sớm, hơn 10 năm trước ở Lạng Sơn, khi Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, đưa cây mắc ca lên trồng thí điểm ở khu vực Đông Bắc. Song, do cây mắc ca lúc đó chưa thành công, nên ông đã bỏ cuộc.
Gần đây, khi Hiệp hội Mắc ca thành lập, ông đã tìm hiểu và quay trở lại với cây mắc ca, và đã có vườn ươm giống ở Cao Lộc. Trước mắt, ông cũng đã cung cấp cây giống chuẩn cho bà con dân tộc Tày quê hương ông, để tránh tình trạng trồng chặt như bà con Tây Nguyên trước đây. Hiện, mỗi hộ đang trồng thí điểm từ vài chục đến vài trăm cây, ông đều cung cấp và hướng dẫn tận tình.
Bà con dân tộc Nùng, xã Xuân Lễ, huyện Cao Lộc tham khảo cây giống
Ông Bế Văn Nhớ, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Lãng, cho biết, ông có vườn mắc ca 500 cây, trồng năm 2019, tại xã Bắc Việt. Cây giống do Hiệp hội Mắc ca cung cấp và hướng dẫn trồng, hiện, cây đang phát triển tốt.
Theo đó, hàng tuần bà con xã Bắc Việt, hoặc trong huyện Văn Lãng cũng đã đến nhà ông tham khảo rất nhiều, và đã tự tin hơn khi đầu tư cho cây mắc ca. Có lẽ, do ông là lãnh đạo huyện, lại tiên phong trong việc trồng mắc ca, nên bà con càng tin tưởng.
Tuy nhiên, ông còn cho biết thêm, khó khăn của ông hiện tại là chưa biết cách chăm sóc cây mắc ca, lại thiếu thời gian tìm hiểu, học hỏi. Vì vậy, các kỹ sư Hiệp hội Mắc ca đã hẹn ông sang tuần tới sẽ đến hướng dẫn tại nhà.
Cần đến địa chỉ tin cậy để mua giống
Sau khi thăm vườn hộ bà Bư, Giáo sư Nguyễn Lân Hùng, cho biết: “Tất cả các vùng gò đồi của Lạng Sơn có thể trồng cây mắc ca, tuổi thọ có thể lên tới cả trăm năm. Ở nước Úc, cây 60 năm tuổi vẫn cho quả nhiều, vườn này 6 - 7 năm tuổi, đã cho hiệu quả cao, đến 10 tuổi sẽ rất tuyệt vời.
Mặt khác, Lạng Sơn đã nhanh chóng tiếp cận với cây mắc ca, và đã có nhiều mô hình hiệu quả, bà con trồng sau, cần học học hỏi bà con đi trước để rút kinh nghiệm. Cây mắc ca quan trọng nhất là nguồn giống, phải tìm đến các cơ sở cung cấp giống có uy tín để mua, không nên tham rẻ, mua giống trôi nổi, tránh tình trạng như bà con Tây Nguyên trước đây, phải phá bỏ hàng loạt”.
Gs Nguyễn Lân Hùng cùng bà con thăm vườn mắc ca hộ bà Bư.
Trả lời bà con những câu hỏi, cần mua ngay cây giống ở Lạng Sơn thì tìm đến địa chỉ nào? Ông Lê Ngọc Trường, Phó tổng Thư ký Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, cho biết, ở Lạng Sơn đã có Công ty Cổ phần Liên Việt Lạng Sơn, cung cấp cây giống cho bà con. Hiện, đang có hàng chục vạn cây giống tốt, Công ty cam kết sẽ bảo hành cây giống sau 5 năm, nếu không có quả trên 10%, Công ty sẽ đền bù từ % thứ 11 trở đi.
Ví dụ, không ra quả 12%, sẽ đền bù 2%, nếu 100% không ra quả, sẽ đền bù 90%.
Chính vì tầm quan trọng của cây giống, Hiệp hội Mắc ca đã phải đầu tư gần 80 tỷ đồng cho cây giống. Nhiệm vụ của Hiệp hội là giúp bà con đi đúng đường hướng, tránh thiệt hại đáng tiếc. Rất mong địa phương cùng bà con nỗ lực hơn trong việc trồng cây mắc ca bình ổn, hiệu quả cao.
Về đầu ra, hiện nay trên thị trường Việt Nam đã có dầu gội đầu mắc ca,
Kem dưỡng da mắc ca, vỏ mắc ca có thể làm phân xanh, vỏ cứng làm chất đốt, phân bón, than hoạt tính, làm đồ mỹ nghệ vì nó rất cứng.
Trồng mắc ca còn tăng giá trị của đất do vòng đời cao và cho sản phẩm liên tục trong hàng trăm năm. Góp phần phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, giữ nguồn nước ngầm.
Theo Hiệp hội, tổng chi phí cho 1 năm đầu là lớn nhất khoảng 45 triệu đồng/ha, bao gồm cây giống, phân bón. Năm thứ 6 trở đi chi phí không đáng kể
Dự kiến, xu hướng sản phẩm mắc ca sẽ tăng trong vòng 20 năm tới. Việt Nam định hướng phân phối tại Nhật Bản, Trung Quốc các nước châu Âu và trong nước.
Thiết nghĩ, trên đây là những ý kiến xác thực, rất cần thiết cho bà con Lạng Sơn, khi bắt tay vào xoá đói giảm nghèo từ cây mắc ca. Hy vọng, chính quyền và người dân nơi đây sẽ nhanh chóng thành công từ cây “làm giàu” không còn quá nhiều mới mẻ này. Nhất là khi được Bộ Nông nghiệp PTNT ủng hộ, và xây dựng chiến lược phát triển trong thời gian tới.
Mặt khác, Hiệp hội Mắc ca không những giúp bà con tiêu thụ sản phẩm mà còn có Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, luôn đồng hành cùng người dân trong việc vay vốn sản xuất. Bà con có nhu cầu có thể tiếp cận rất dễ dàng, nhanh chóng với các cán bộ ngân hàng tại địa phương.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…