Những tưởng năm nay, do dịch bệnh Covid-19 sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của những người trồng hoa, cây cảnh, tuy nhiên, vào những ngày cuối năm, nhiều “thủ phủ” trồng hoa ở miền Trung lại thắng lớn.
Làng hoa Nghĩa Hiệp cháy hàng
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoạt động kinh doanh, sản xuất ở hầu hết các địa phương trên cả nước đều bị đình trệ, dẫn đến nguồn thu nhập không chỉ cho người lao động và nhân dân kém hơn nhiều so với mọi năm.
Vì thế, người trồng hoa và cây cảnh đã chủ động giảm số lượng hoa và cây cảnh cung cấp cho thị trường Tết Nhâm Dần năm nay, tuy nhiên nhờ vào sự chỉ đạo linh hoạt của Chính phủ, sau khi Nghị quyết 128/NQ-CP được ban hành, nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc, do đó nhu cầu chơi hoa, cây cảnh lại tăng. Cung giảm, cầu lại tăng dẫn đến làng hoa Nghĩa Hiệp “cháy hàng” trong những ngày trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Anh Phạm Quốc Duy ở thôn Đồng Viên, xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) cho biết, năm ngoái, gia đình trồng hơn 700 chậu hoa cúc pha lê. Năm nay, lo sợ dịch bệnh ảnh hưởng đến đầu ra nên anh đã giảm số lượng chỉ còn hơn 400 chậu, nhờ vậy hoa tiêu thụ rất nhanh, thương lái đã đến đặt hàng từ tháng 11 âm lịch, đến thời điểm này không còn hoa để bán.
“Tùy vào chất lượng hoa, chậu đường kính 50cm có giá từ 120 - 140 ngàn đồng, chậu có đường kính 55cm có giá từ 160 - 200 ngàn đồng. Sau khi trừ chi phí, người trồng hoa có thể lãi từ 30 - 40% giá bán mỗi chậu”, anh Duy chia sẻ.
Ông Lê Tấn Hoàng (thôn Đồng Viên, xã Nghĩa Hiệp) thì vừa bán hết 500 chậu hoa Tết cho thương lái ở Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Bình Định... và các tỉnh ở Tây Nguyên.
Theo ông Hoàng, năm nay lo sợ dịch COVID-19 nên không dám trồng nhiều, chỉ trồng 500 chậu, các năm trước trồng gấp đôi, 1.000 chậu. Dù giá cả vật tư phân, thuốc cao nhưng bù lại hoa được giá, bán nhanh nên nông dân rất phấn khởi. Thị trường trong tỉnh dự báo sẽ khan hiếm hoa cúc.
Tại vườn hồng của ông Trần Bá Triết (thôn Thế Bình, xã Nghĩa Hiệp), các nhân công đang tranh thủ bọc lưới cho hoa trước khi được mang đi tiêu thụ. Vườn hồng này có hơn 1.000 chậu với đa dạng các loại hồng như tỷ muội, nhung Đức, nhung Mỹ... cũng đã được thương lái đặt mua, giá bán bình quân 350 - 400 ngàn đồng/chậu.
Làng hoa Nghĩa Hiệp (huyện Tư Nghĩa) có khoảng 700 hộ trồng hoa. Trên các tuyến đường của xã, xe tải chở đầy hoa Tết nối đuôi nhau, đưa hoa đi tiêu thụ khắp nơi, khiến khung cảnh làng quê thêm rực rỡ sắc xuân.
Bà Võ Thị Thịnh, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hiệp cho biết, so với năm ngoái thì năm nay số lượng hoa trồng chỉ khoảng 40 - 45%. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nên người dân trồng ít đi. Tuy nhiên, hoa năm nay lại được giá hơn. Thời điểm này, hoa tại các vườn đã được thương lái đặt mua hết. Mặc dù, giá không tăng đột biến nhưng giá hoa vẫn cao, nên phần nào cũng cho bà con tăng thêm thu nhập.
Thủ phủ mai vàng Bình Định vào vụ
Thị xã An Nhơn (Bình Định) được mệnh danh là “thủ phủ” của cây mai vàng, một trong những loại hoa được người miền Trung, miền Nam trưng trong những ngày Tết đến, Xuân về như người miền Bắc trưng hoa đào.
Năm nay, người trồng Mai bất ngờ trúng đậm vì bán được giá. Niềm vui như nhân lên khi dịch bệnh đang dần được kiểm soát, và sắc Xuân đang đến gần, mang niềm vui đến từng nhà.
Tại các làng nghề trồng Mai ở xã Nhơn An thuộc thị xã An Nhơn, những ngày này các nông hộ đang hối hả, tất bật vận chuyển những chậu mai vàng cho thương lái để kịp xe hàng chở ra các tỉnh phía Bắc tiêu thụ.
Ông Nguyễn Trí Tuấn Ngọc chủ vườn mai bonsai cho biết, cứ tưởng năm nay dịch bệnh nhu cầu chưng Mai sẽ giảm mạnh, nào ngờ đâu, đến phút cuối các thương lái từ các tỉnh phía Bắc tìm đến tận ruộng để thu mua Mai vàng. Có gia đình được thương lái thu mua cả ruộng, vì thế những ngày gần đây Mai vàng gần như “cháy hàng” không đủ cung ứng. Mai vàng bán được và không trượt giá, nên bà con trồng Mai vàng tại đây rất vui.
toàn thị xã An Nhơn có trên 145 ha Mai vàng, với hàng ngàn hộ trồng và trong số diện tích này, phát triển cũng như trồng nhiều nhất ở 2 xã Nhơn An và Nhơn Phong. Năm 2012, sản phẩm Mai vàng Nhơn An đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Những năm qua, trồng cây Mai vàng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ gia đình trồng với số lượng lớn từ 5.000 - 10.000 cây Mai, ước tính doanh thu từ 400 - 600 triệu đồng/năm, các hộ còn lại thu nhập từ 50 - 300 triệu đồng/năm. Nghề trồng Mai đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo và góp phần xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh giá hoa, cây cảnh “cháy hàng” thì lợn hơi cũng tăng giá
Trong những ngày cận Tết Nguyên đán Nhâm Dần, ngoài hoa và cây cảnh “cháy hàng” thì thịt lợn hơi cũng tăng giá, đây là tín hiệu vui cho người chăn nuôi ở vào thời điểm cuối năm Tân Sửu này.
Giá lợn hơi ngày 26/1 tại miền Trung và Tây Nguyên tiếp đà tăng ở nhiều địa phương. Theo đó, thương lái tại các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Nghệ An đang thu mua lợn hơi trong khoảng 55.000 - 57.000 đ/kg, tăng 1.000 đ/kg.
Sau khi tăng 2.000 đ/kg, 2 tỉnh Bình Định và Ninh Thuận đang cùng giao dịch chung mức 56.000 đ/kg. Hà Tĩnh, Lâm Đồng và Đắk Lắk cùng tăng 3.000 đ/kg lên chung mức 57.000 đ/kg.
Ngư dân tấp nập chuyến biển cuối năm
Tại cảng cá Thọ Quang, TP. Đà Nẵng, mỗi sớm mai từng đoàn tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân các tỉnh, thành phố miền Trung như Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi nối đuôi nhau cập bờ, mang theo hải sản đầy khoang phục vụ thị trường Tết.
Theo bà con ngư dân, chuyến biển này bà con rất phấn khởi vì tàu vừa cập bến, thương lái từ khắp nơi đã đợi sẵn, nhận hàng đưa đi tiêu thụ sớm. Các loại hải sản đánh bắt nhiều dịp này là cá thu, cá hố, cá phèn, cá chim, mực.
Ngư dân Huỳnh Hoàng (Sa Huỳnh, Quảng Ngãi) cho biết, mấy tháng trước ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhiều cảng cá phải đóng cửa dài ngày để phòng chống dịch bệnh nên chúng tôi rất chật vật tìm nơi tiêu thụ hải sản. Có lúc tàu tôi phải ra các địa phương như Huế, Quảng Bình, thậm chí là Thanh Hóa để bán.
Chuyến đi biển vừa rồi sau hơn 1 tháng lênh đênh trên biển, tài của anh đã đánh bắt được hơn 5 tấn cá, đây là sản lượng cao bởi trước đó việc đánh bắt gặp nhiều khó khăn. Nay cuộc sống đã trở lại bình thường, chuyến biển Tết giá cả ổn định, trừ chi phí xăng dầu, thực phẩm, 15 anh em bạn thuyền cũng có thêm thu nhập ổn về quê ăn Tết. Dự tính khoảng ngày 10 âm lịch, chúng tôi sẽ vươn khơi, mở chuyến biển đầu năm", ngư dân Huỳnh Hoàng chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Lại, Phó Trưởng Ban quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang (TP. Đà Nẵng), mỗi ngày, tại âu thuyền và cảng cá Thọ Quang có khoảng 30 tàu cập cảng bán cá với sản lượng trung bình từ 100 - 150 tấn cá các loại, chủ yếu là cá thu, cá ngừ, cá hố.
Giá cá thời điểm này giảm nhẹ so với những năm trước. Cụ thể, cá thu dao động từ 230.000-250.000 đồng/kg, cá hố từ 120.000-150.000 đồng/kg, cá ngừ 70.000-80.000 đồng/kg… Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến việc lưu thông, vận chuyển bán hàng thủy sản gặp khó khăn.
Niềm vui của những người trồng hoa, cây cảnh, người chăn nuôi và ngư dân vào những ngày cuối năm Tân Sửu, khi sản phẩm đánh bắt, sản xuất ra được tiêu thụ hết cũng là niềm vui chung của cả Đất nước, điều này cho thấy Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ đã thực sự là hiệu quả, đúng hướng trước sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Mong rằng năm mới Nhâm Dần chúng ta sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trên tất cả mọi mặt kinh tế, xã hội.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.