Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 12 tháng 10 năm 2019 | 7:55

NN ĐBSH: Kiếm nửa tỷ mỗi năm nhờ nuôi ếch trong lồng lưới

Có thể nói, ngoài việc tạo nguồn thu nhập cao cho gia đình, mô hình nuôi ếch Thái Lan trong lồng lưới đang mở ra một hướng đi mới trong phong trào phát triển kinh tế ở xã miền núi Minh Quang, Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

1_14.jpg
Mô hình nuôi ếch Thái Lan trong lồng lưới của anh Dương Công Bách, thôn Cam Lâm, xã Minh Quang, huyện Tam Đảo mang lại lợi nhuận hơn 500 triệu đồng mỗi năm. Ảnh: Trà Hương

 

Vĩnh Phúc: Kiếm nửa tỷ mỗi năm nhờ nuôi ếch trong lồng lưới

Từng bươn trải nhiều nghề để kiếm sống, thế nhưng cuộc sống của anh Dương Công Bách, thôn Cam Lâm, xã Minh Quang (Tam Đảo) bắt đầu khởi sắc kể từ khi anh triển khai mô hình nuôi ếch Thái Lan trong lồng lưới. Với kinh nghiệm dày dặn, vài năm trở lại đây, anh Bách kiếm hơn 500 triệu đồng mỗi năm từ ếch.

Năm 2009, anh bắt tay vào cải tạo lại ao rộng hơn 2.000m2 của gia đình, mạnh dạn đầu tư 10.000 con ếch giống để nuôi thử nghiệm. Loại mà anh chọn nuôi là giống ếch Thái Lan bởi theo đánh giá, chúng có khả năng sinh trưởng tốt hơn so với ếch đồng. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, đàn ếch bị mắc bệnh, chết đến quá nửa.

Anh Bách chia sẻ: “Thời điểm đó, tôi cảm thấy rất chán nản và hoang mang, từng có ý định dừng lại. May mắn nhận được sự động viên, khích lệ từ phía gia đình và bạn bè, tôi có thêm động lực lấy lại tinh thần, dồn tâm huyết để khắc phục hậu quả".

Tìm ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiệt hại là do môi trường nuôi tập trung trong ao khiến cho việc phát hiện và xử lý bệnh tật còn hạn chế, anh tham khảo nhiều nơi và quyết định chuyển sang nuôi ếch trong lồng lưới nhằm khắc phục tối đa những nhược điểm trên.

Trên nền ao cũ, anh đầu tư hệ thống khung sắt và sử dụng lưới để quây thành những cái lồng, phía trên che lưới mát. Mỗi lồng rộng 8m2, được bố trí thêm 10 tấm xốp nổi lên trên mặt nước để làm nơi cho ếch trú ngụ. Để đảm bảo kỹ thuật, đáy lồng được đặt ngập 10cm so với mặt nước.

Anh Bách cho biết, so với các loại vật nuôi khác thì nuôi ếch hiện nay đang cho lợi nhuận cao bởi thịt ếch được nhiều người ưa chuộng, coi là món đặc sản nên giá thành ổn định, đầu ra thuận lợi. Hơn nữa, chi phí đầu tư không cao và kỹ thuật nuôi không quá khó.

Sau hơn chục năm bén duyên với nghề, đến nay, mô hình của anh Bách trở thành một trong những mô hình nuôi ếch có quy mô lớn nhất tỉnh. Ngoài 80 lồng chuyên nuôi ếch thịt với số lượng lên tới gần 70 vạn con, anh còn đầu tư thêm 3 lồng nuôi ếch bố mẹ để sản xuất ếch giống. Trung bình, cứ hai tháng rưỡi anh lại xuất bán một lứa ếch, trọng lượng đạt khoảng 250g/con. Nhờ chất lượng tốt, các thương lái từ Hà Nội đến tận nhà anh thu mua với giá 50 nghìn đồng/kg. Trừ hết chi phí, lợi nhuận thu về hơn 500 triệu đồng/năm.

Nhận thấy mô hình nuôi ếch của anh mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều bà con trong và ngoài xã đã tìm đến học hỏi. Với suy nghĩ cùng giúp nhau làm giàu, anh luôn tận tình chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho ếch. Thời gian tới, anh dự định sẽ mở rộng mô hình, tập trung làm thêm lồng nuôi ếch bố mẹ để sản xuất ếch giống cung cấp cho thị trường. Có thể nói, ngoài việc tạo nguồn thu nhập cao cho gia đình, mô hình nuôi ếch Thái Lan trong lồng lưới đang mở ra một hướng đi mới trong phong trào phát triển kinh tế ở xã miền núi Minh Quang.

Hưng Yên: Công nhận 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2019

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2224/QĐ-UBND về việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Hưng Yên năm 2019. Theo quyết định, có 10 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Hưng Yên năm 2019.

Các sản phẩm gồm: Bộ sản phẩm Ochi của Công ty cổ phần Hoa Lan (Văn Giang); bộ sản phẩm từ nghệ của Công ty TNHH Hoàng Minh Châu Hưng Yên (xã Chí Tân, Khoái Châu); bộ sản phẩm gạo của Công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm Hưng Việt (Ân Thi); bộ sản phẩm trà cà gai leo của Hợp tác xã đầu tư và phát triển nông nghiệp công nghệ cao Minh Châu (thành phố Hưng Yên); bộ trang sức bằng bạc của Hợp tác xã chạm bạc Phù Ủng (Ân Thi);

Bộ sản phẩm long nhãn sấy dẻo, ô mai của hộ kinh doanh Phương Thảo (thị trấn Trần Cao, Phù Cừ); trà mầm đậu đen, trà mầm ngũ cốc, bột mầm ngũ cốc của hộ kinh doanh Lương Đức Toàn (xã Hiệp Cường, Kim Động); bộ ngũ sự “Phúc thọ song toàn” của cơ sở đúc đồng Bảo Minh (xã Đại Đồng, Văn Lâm); bộ sản phẩm Hoff của Công ty cổ phần thực phẩm và đồ uống Quốc tế (xã Tân Tiến, Văn Giang); bộ sản phẩm phấn hoa ong, mật ong và sữa ong chúa của Công ty TNHH mật ong Danh Vị (xã Mễ Sở, Văn Giang). 

Thanh Hóa: Toàn tỉnh đã gieo trồng 21.580 ha cây trồng vụ đông

Để đạt và vượt mục tiêu về diện tích đề ra, cùng với việc xây dựng phương án sản xuất vụ đông cụ thể, giao chỉ tiêu cho từng địa phương; các địa phương trong tỉnh đã và đang chỉ đạo, đôn đốc bà con nông dân thực hiện nhiều giải pháp để gieo trồng cây vụ đông đúng thời vụ.

176d2200624t2844l2-1b.jpg
Nông dân xã Yên Phong (Yên Định) chăm sóc ớt vụ đông. Ảnh: Lê Hòa

 

Bên cạnh đó, các HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đấu mối với các doanh nghiệp uy tín chuyên sản xuất và cung ứng các loại giống cây trồng để mua những loại giống chất lượng cung ứng kịp thời cho bà con nông dân.

Tính đến ngày 4-10, toàn tỉnh đã gieo trồng được 21.580 ha cây trồng vụ đông các loại; trong đó, ngô 8.733 ha, ớt 1.767,2 ha, lạc 1.082,3 ha, đậu tương 232 ha, khoai lang 1.121,6 ha; rau và các cây trồng khác 8.643,7 ha...

Hải Dương: Chọn 10 cây bưởi Tân Thắng làm giống cây đầu dòng      

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND huyện Nam Sách vừa tổ chức đánh giá chất lượng và lựa chọn cây đầu dòng giống bưởi Tân Thắng ở xã Thái Tân để nhân rộng.

 

chon-10-cay-buoi-tan-thang-lam-giong-cay-dau-dong-7-112938.jpg
Hội đồng thẩm định đánh giá giống bưởi.

 

Trên cơ sở kết quả đánh giá của Đề tài “Nghiên cứu phát triển cây bưởi Tân Thắng, xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương” do đồng chí Bùi Văn Thăng, Bí thư Huyện ủy làm chủ nhiệm kết hợp với khảo sát thực tế tại các hộ trồng bưởi ở Tân Thắng, Hội đồng thẩm định đã quyết định chọn và công nhận 10 cây bưởi Tân Thắng làm giống cây đầu dòng. Đó là các cây của hộ ông Vũ Đình Thu, ông Phạm Tiến Thắng, ông Phạm Đức Lán, ông Phạm Văn Vy và bà Phạm Thị Ngoan.

Sau khi được chọn, những cây bưởi đầu dòng này sẽ được khai thác mắt ghép và chiết cành phục vụ cho việc nhân giống, mở rộng diện tích trồng giống bưởi Tân Thắng trên địa bàn Nam Sách.       

Giống bưởi Tân Thắng từ lâu là cây ăn quả đặc sản của xã Thái Tân. Bưởi ngọt, chín sớm, bán được giá./.

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top