Từ bãi cát hoang hóa ở vùng biển ngang Thạch Hà (Hà Tĩnh), anh Nguyễn Văn Trợ ở thôn Bắc Văn, xã Thạch Văn đã bắt tay vào xây dựng mô hình trang trại nuôi vịt đẻ “siêu trứng”. Kết quả là, gia đình anh thu 3.000 quả trứng mỗi ngày.
Tiên phong nuôi vịt đẻ siêu trứng
Vùng Bàu Trằm Nậy trước đây là bãi cát trắng hoang hóa. Để tránh hoang mạc hóa, cũng như tạo điều kiện giúp người dân trong sản xuất, năm 2011, xã Thạch Văn đã cho một số hộ mượn đất trồng keo và phi lao. Sau khi cây phát triển 2 năm tuổi thì nghề chăn nuôi gia cầm ở đây bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, mô hình nuôi vịt trên cát thì anh Trợ nghĩ ra đầu tiên.
Trước khi đến với con vịt, anh Trợ từng nuôi nhiều con, trồng nhiều loại cây khác nhau nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Trong một lần tình cờ đọc trên sách báo, anh biết đến mô hình nuôi vịt siêu đẻ cho hiệu kinh tế cao. Sau đó, anh lặn lội tìm đến các trang trại nuôi vịt đẻ thành công để thăm quan và học hỏi kinh nghiệm.
Để có đất làm trang trại, năm 2014, từ bãi cát hoang hóa, anh Trợ bỏ cả trăm triệu đồng đầu tư xây dựng hạ tầng, trồng cây khoanh vùng nuôi vịt đẻ. Khi anh có ý định nuôi vịt trên cát, nhiều người bảo anh bị “khùng” nhưng anh nghĩ là phù hợp để phát triển chăn nuôi, trong đó có nuôi vịt.
Khởi nghiệp từ 500 con vịt giống ở Phú Xuyên (Hà Nội), nhận thấy giống vịt này cho hiệu quả kinh tế cao lại phù hợp với môi trường nuôi trên cát, anh Trợ tiếp tục tăng đàn và mở rộng chuồng trại. Sau hơn 4 năm, quy mô chăn nuôi vịt đẻ trứng của gia đình anh lên tới gần 4.000 con.
Lãi 200 triệu đồng/năm
“Môi trường thoáng mát, sạch sẽ, xa khu dân cư nên nuôi vịt trên cát ít dịch bệnh hơn hẳn. Với hình thức nuôi này, vừa tiết kiệm được chi phí xây dựng chuồng trại, vốn đầu tư, vừa mang lại thu nhập khá ổn định”, anh Trợ cho biết.
Chia sẻ về vịt nuôi trên cát đạt giá trị kinh tế cao, anh Trợ cho hay, nuôi vịt đẻ rất nhàn mà lại cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với vật nuôi khác. Một ngày chỉ phải đổ cám, ngô, sắn khoảng 2 lần cho vịt ăn nên có thể làm được cả việc khác nữa.
Lợi thế của nuôi vịt trên cát là kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh đơn giản hơn khi vịt có khoảng không thoáng đãng, vùng cát dễ thoát nước, dễ phân hủy các chất thải. Vì thế, đàn vịt của anh Trợ phát triển tốt, ít bị dịch bệnh, tỷ lệ đẻ đạt 85%. Hiện tại, trung bình mỗi ngày trang trại của anh xuất ra thị trường gần 3.000 quả trứng, bán với giá trung bình 2.200 đồng/quả, trừ chi phí, thu lãi hơn 200 triệu đồng/năm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…