Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 4 năm 2022 | 9:52

Phú Thọ quảng bá sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch

Là tỉnh có điều kiện phát triển du lịch với đa dạng các loại hình sinh thái, nên những năm qua, ngành Du lịch và ngành Nông nghiệp - PTNT Phú Thọ đã lồng ghép các chương trình du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Chương trình OCOP đã tạo làn gió mới cho khu vực kinh tế nông thôn, tạo đà thúc đẩy và nâng cao năng lực của các chủ thể, nhất là khu vực làng nghề, các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Phú Thọ. Nhiều vùng sản xuất nông sản sạch, an toàn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với các chuỗi giá trị sản phẩm được hình thành. Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn, là giải pháp để thực hiện nhóm tiêu chí về sản xuất, thu nhập, hộ nghèo trong xây dựng NTM.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ cho biết, tỉnh đã có nhiều giải pháp và triển khai hiệu quả Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Sở cũng đã phối hợp với đơn vị tư vấn, UBND các huyện, thành phố, thị xã, hỗ trợ tư vấn cho 51 chủ thể có sản phẩm đăng ký tham gia chương trình về phát triển sản phẩm và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm. Toàn tỉnh có 78 sản phẩm, nhóm sản phẩm được công nhận đạt OCOP cấp tỉnh (48 sản phẩm đạt hạng 3 sao, 30 sản phẩm hạng 4 sao) của 46 chủ thể (12 chủ thể là doanh nghiệp; 26 chủ thể là hợp tác xã...).

 

1.jpg
Những năm gần đây, Phú Thọ đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP thông qua các chương trình du lịch.

 

Bên cạnh việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, ngành Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ đã triển khai nhiều giải pháp để trưng bày, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm. Về vấn đề này, ông Trần Tú Anh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ cho biết, Phú Thọ là địa phương có lợi thế phát triển du lịch với đa dạng các loại hình sinh thái và sản vật du lịch. Thời gian qua, du lịch Phú Thọ đã xây dựng, tạo sự gắn kết giữa hai ngành Du lịch và Nông nghiệp - PTNT. Qua đó, đưa khách du lịch đến vùng trải nghiệm nông nghiệp như: trải nghiệm đồi chè Tam Cốc, đồi chè Việt Trì, đồi chè của Vua...

Ông Trần Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Phú Thọ, cho biết, thời gian qua, Phú Thọ đã đẩy mạnh quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP, nhiều chính sách hỗ trợ được triển khai tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, giới thiệu trên các trang thương mại điện tử; xây dựng điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP…

Phát triển du lịch, cơ hội mở rộng xuất khẩu sản phẩm OCOP tại chỗ

Mới đây, Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ phối hợp tổ chức Tuần lễ quảng bá, giới thiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP gắn với du lịch tỉnh Phú Thọ năm 2022. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa dịp Giỗ tổ Hùng Vương năm nay.

Ông Nguyễn Minh Tuấn cho biết, khu quảng bá thu hút gần 90 gian hàng của 12 tỉnh tham gia, trong đó có 53 gian hàng là các sản phẩm đặc trưng của các đơn vị trong tỉnh, 32 gian hàng của các đơn vị ngoài tỉnh với hơn 1.000 sản phẩm nông sản, trong đó, có hơn 600 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao trở lên.

Trong dịp này, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị xúc tiến giới thiệu điểm tham quan mua sắm sản phẩm OCOP, kết nối xây dựng tour du lịch trải nghiệm “Về miền Đất Tổ”. Đây là hoạt động có ý nghĩa góp phần hình thành điểm tham quan, mua sắm phục vụ nhân dân và du khách về với vùng Đất Tổ, góp phần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch, tăng mức chi tiêu của du khách khi đến Phú Thọ. Từ đó, liên kết phát triển du lịch vùng miền, mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội du lịch cho các hãng lữ hành trong tình hình hiện nay.

 

2.jpg
Thịt chua của dân tộc Mường - sản phẩm OCOP 4 sao tỉnh Phú Thọ. Ảnh: BDT.

 

Ông Nguyễn Đức Hòa, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Phú Thọ, cho biết, thời gian qua, du lịch Phú Thọ không ngừng triển khai các kế hoạch quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp (OCOP) thông qua nhiều hoạt động quảng bá du lịch online, quảng bá trên nền tảng công nghệ. Các sản phẩm tiếp cận gần hơn với thị trường và du khách, từ đó, đem đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ dành cho khách du lịch đến với Phú Thọ trong thời gian sắp tới.

Bà Vũ Thị Hoài Phương, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ, nhận định, việc hình thành điểm tham quan, mua sắm sản phẩm OCOP tạo điều kiện thuận lợi cho du khách có thể tiếp cận các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng của Phú Thọ. Qua đó, kích thích nhu cầu mua sắm của du khách, tăng cường tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của Phú Thọ đến với nhân dân và du khách. Thông qua dịch vụ mua sắm, thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP được mở rộng, đây là hình thức xuất khẩu sản phẩm tại chỗ thông qua hoạt động du lịch, là xu thế phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn đang được du khách đặc biệt quan tâm, ủng hộ.

Cần sự liên kết chặt chẽ

Về giải pháp phát triển sản phẩm OCOP, ông Vũ Văn Tuyên, Giám đốc Công ty Du lịch Travellogy Việt Nam, cho rằng, bên cạnh phát triển sản phẩm OCOP và sản phẩm văn hóa vật thể, phi vật thể đặc trưng, Phú Thọ cần chú trọng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. Do vậy, cần sự phối hợp, liên kết giữa Hiệp hội Du lịch Phú Thọ và các công ty lữ hành nhằm đẩy mạnh marketing, quảng bá sản phẩm du lịch. Tại các điểm du lịch nên đặt các quầy giới thiệu sản phẩm du lịch nói chung, sản phẩm OCOP nói riêng.

Về vấn đề này, chuyên gia du lịch Đặng Bích Thọ gợi ý, để tạo thuận lợi cho du khách chọn mẫu sản phẩm, khi giới thiệu các sản phẩm OCOP cần có các kích cỡ khác nhau, thuận tiện cho người mua. Từ việc xây dựng điểm siêu thị du lịch nông nghiệp cần nhân rộng mô hình các điểm giới thiệu sản phẩm OCOP, đẩy mạnh liên kết, giới thiệu sản phẩm, mỗi điểm làm video giới thiệu cho khách. Phú Thọ cần liên kết tour với các công ty lữ hành tại Hà Nội và các địa phương để giới thiệu sản phẩm.

Ông Đỗ Đức Khánh, Chủ tịch Hội Lữ hành Phú Thọ, Giám đốc Công ty Du lịch Bình Minh, mong muốn, du lịch Phú Thọ có thêm nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Đồng thời, cần tăng cường kết nối giữa các nhà hàng, khách sạn và các công ty lữ hành, có  chính sách ưu đãi để đưa khách đến các điểm đến, giới thiệu các sản phẩm du lịch nói chung và các sản phẩm OCOP nói riêng của Phú Thọ.

Ông Nguyễn Đức Hòa, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Du lịch Phú Thọ, cho rằng, việc xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch nói chung và sản phẩm OCOP nói riêng cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng trong phát triển sản phẩm du lịch, đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm OCOP, tạo thành tour khép kín khám phá làng nghề, các vùng chuyên canh, có các hoạt động trải nghiệm, khám phá tại các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, tạo giá trị sản phẩm tour tại Phú Thọ.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top