Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 16 tháng 12 năm 2020 | 14:10

Tây Tựu: Phát triển làng hoa gắn với bảo vệ môi trường

Làng hoa Tây Tựu cách trung tâm Hà Nội gần 20km về phía Tây thuộc phường Tây Tựu (Bắc Từ Liêm), là một trong những nơi trồng hoa lâu năm và cung cấp hoa tươi chủ yếu cho nội thành Hà Nội. Nhờ trồng hoa, đời sống người dân nơi đây ngày càng khá giả.

t28.jpg
Hoa Cúc đang vào vụ đảm bảo thu nhập hơn cho người dân.

 

Người dân tất bật vào vụ Tết

Nghề trồng hoa tại Tây Tựu được hình thành từ năm 1930, nhưng phải đến đầu những năm 1990 phong trào trồng hoa tại nơi này mới trở nên phổ biến và lớn mạnh.

Nhiều người dân Tây Tựu vẫn nhớ, những cây hoa đầu tiên được đưa về trồng thí điểm thay cho các loại cây trồng truyền thống như lúa, cà chua, dưa lê... và họ không ngờ hoa lại hợp đất đến thế. Thấy hoa phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa, trồng dưa, trồng cà, người dân Tây Tựu bảo nhau cùng chuyển đổi sang trồng hoa.

Những loại hoa quen thuộc được người dân Tây Tựu trồng chủ yếu là hoa ly, cúc vàng, hoa hồng, hoa loa kèn… Để đáp ứng nhu cầu thị trường, thay vì trồng 2 vụ như trước đây, hiện nay người dân Tây Tựu đã trồng hoa cả bốn mùa và có hoa bán quanh năm nhờ áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong việc chọn, nhân giống và chăm sóc hoa.

Là người trồng hoa lâu năm tại Tây Tựu, cô Nguyệt cho biết: “Nghề trồng hoa giống nghề nông, nhưng đòi hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm và phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Năm nào mưa thuận gió hòa, tiết trời ấm áp thì người trồng cũng nhàn hơn, còn ngược lại, thời tiết khắc nghiệt thì tốn nhiều công sức trong việc chăm sóc. Năm nay, thời tiết thuận lợi nhưng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên giá hoa giảm sâu”. 

Tại thời điểm hiện tại, sau khi tình hình dịch bệnh được khống chế, thương lái ở một số tỉnh lân cận và các đại lý hoa ở Hà Nội bắt đầu liên hệ với nhiều vườn hoa ở Tây Tựu để đặt hàng. Hoa được thu hoạch và chuyển đi liên tục, nguồn thu nhập cho người dân cũng được đảm bảo trở lại.

Qua khảo sát được biết, hiện giá bán cúc họa mi tại đây đã “tăng nhiệt”, dao động 50.000 - 80.000 đồng/bó đối với giá bán buôn, giá bán lẻ là 60.000 -100.000 đồng/bó. Hoa hồng trắng có giá 50.000 đồng/bó 50 bông, hoa hồng bó dài  170.000 - 200.000 đồng. Dự kiến giá hoa sẽ tăng nhẹ khi sát Tết.

Theo ghi nhận của phóng viên, vì còn gần 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán nên ai cũng tất bật với công việc của mình, nhiều hộ nông dân đang cày bừa đất phơi ải, đánh tơi đất, vun luống để kịp xuống giống.

 

t29.jpg
Người dân đang xuống giống cho vụ hoa Tết.

 

Đứng cạnh vườn hoa hồng của mình, chị Hà vui vẻ cho biết: "Năm nay thời tiết thuận lợi, hồng nở đẹp và đều bông, mấy luống mới xuống giống dự kiến nở đúng thời điểm sát Tết Nguyên đán nên thu nhập năm nay hy vọng sẽ ổn hơn, bù lỗ giai đoạn Covid-19 vừa qua”.

Phát triển làng hoa gắn với bảo vệ môi trường

Theo thông tin từ ông Đặng Trần Phi, Chủ tịch UBND phường Tây Tựu,  Tây Tựu có 53,3ha đất tự nhiên; dân số 2,2 vạn người, 14 tổ dân cư. Từ khi lên phường, tốc độ đô thị hóa của Tây Tựu có nhiều thay đổi, diện tích đất nông nghiệp dần bị thu hẹp. Các dự xây dựng đô thị và cơ sở hạ tầng đã lấy đi nhiều diện tích đất trồng hoa. Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp của Tây Tựu có sự phát triển vượt bậc, diện tích canh tác sản xuất trồng hoa, rau được mở rộng 723,4ha (trong đó 435ha thuê ngoài, 284,9ha trồng hoa là đất địa phương, 3,5ha trồng rau các loại).

Năm 2010, xã Tây Tựu được chọn là đơn vị điểm về xây dựng nông thôn mới. Đến nay, Tây Tựu đã đổi thay với những bước tiến vượt bậc trên nhiều lĩnh vực.

 

t29a.jpg

Theo đó, cơ cấu kinh tế đã phát triển đúng hướng, giữ vững tỷ trọng thương mại, dịch vụ; tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn khoảng 40%; dịch vụ - thương mại - xây dựng chiếm 60%. Người dân đã tăng diện tích sản xuất bằng cách thuê ngoài và trồng các loại hoa có chất lượng, thu nhập cao như hoa ly, hoa loa kèn, hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa phăng, hoa bạch ngọc yến, hoa cát tường...

Doanh thu sản xuất hoa Tây Tựu hằng năm đạt khoảng 150 tỷ đồng, lợi nhuận 100 tỷ đồng, thu nhập bình quân một lao động làm nghề đạt gần 8 triệu đồng/tháng. Đời sống người dân Tây Tựu được cải thiện đáng kể. Hiện nay, trên địa bàn phường có 3 hợp tác xã (HTX) thực hiện cung cấp dịch vụ phục vụ nhân dân sản xuất hoa cho xã viên là chủ yếu, thương mại - dịch vụ phường Tây Tựu hiện vẫn hoạt động theo hình thức kinh doanh cá thể. Ngoài ra, các HTX này còn tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lượt lao động ở các tỉnh bạn.

Những năm gần đây, các hộ trồng hoa đã quan tâm tới bảo vệ cảnh quan, môi trường; thực hiện quy định an toàn lao động trong sản xuất; sản phẩm của làng nghề ngày càng đa dạng hóa với nhiều chủng loại hoa cao cấp. Nghề trồng hoa đòi hỏi người trồng phải thật sự hiểu biết, có kỹ thuật và có thời gian chăm sóc.

Ngoài ra, hoa khó phát triển, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng khi thời tiết thay đổi, dịch bệnh phát sinh. Do vậy, các HTX ở Tây Tựu đang cố gắng tạo điều kiện cho người nông dân bằng việc đảm bảo cung cấp nước tưới đầy đủ. Bên cạnh đó, chính quyền xã cũng mở các lớp học cho xã viên về mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa, đặc biệt là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc cây hoa để không gây ảnh hưởng đến môi trường.

 

 

 

Chí Thanh
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top