Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 24 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 8 tháng 4 năm 2022 | 18:6

Tìm giải pháp phát triển ngành sắn bền vững

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, sẽ có đề án phát triển sắn bền vững đến năm 2030 trong năm nay để tạo cơ sở phát triển giống, vùng nguyên liệu, giải pháp cho thị trường…

Ngày 8/4, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị “Thực trạng và định hướng phát triển sắn bền vững tại Việt Nam”.
 
Quang cảnh hội nghị “Thực trạng và định hướng phát triển sắn bền vững tại Việt Nam”
Quang cảnh hội nghị “Thực trạng và định hướng phát triển sắn bền vững tại Việt Nam”.

 

Thực trạng khó khăn
 
Tại hội nghị, Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường cho biết, năm 2021, Việt Nam có 528.000ha sắn, 27 tỉnh có nhà máy chế biến tinh bột sắn và khoảng 120 nhà máy chế biến tinh bột sắn quy mô công nghiệp với tổng công suất thiết kết 11,3 triệu tấn củ tươi/năm.
 
Trong đó, có khoảng 26% số cơ sở có gắn kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu, có nhà máy nguyên liệu sinh học sản xuất cồn E100 đặt tại Bình Phước, Đồng Nai, Quảng Nam và Quảng Ngãi.
 
Về xuất khẩu, Việt Nam xuất khẩu thứ 3 thế giới sau Thái Lan, Campuchia, trong đó xuất sang Trung Quốc chiếm 90-95% bên cạnh các thị trường còn lại là Đài Loan, Papua New Guinea, Philippines và Hàn Quốc. Theo thống kê mới nhất, xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2022 ước đạt 970.000 tấn và 420 triệu đô la. Thị trường Trung Quốc chiến hơn 94%.
 
Theo ông Cường, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc sắp tới sẽ gặp nhiều khó khăn vì hàng loạt quy định, tiêu chuẩn mới được Cục Hải quan Trung Quốc ban hành và áp dụng từ năm 2022. Vì vậy, cần đa dạng hóa sản phẩm và thị trường trong những năm tới là điều bắt buộc.
 
Theo ông Nghiêm Minh Tiến, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Sắn Việt Nam, phải phát triển quy mô chế biến sâu, chế biến sản phẩm sau tinh bột để đa dạng hóa sản phẩm, thể đa dạng hóa thị trường. Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng cơ quan chức năng và Hiệp hội Sắn Việt Nam đang nghiên cứu để nâng cao chất lượng sắn xuất khẩu sang các thị trường khác, đặc biệt là thị trường EU tiềm năng.
 
Ông Tiến cũng cho biết, một số doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Sắn Việt Nam đã đưa sản phẩm tới một số quốc gia khác ngoài Trung Quốc như Belarus, Nga, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, Philippines, Trung Đông và châu Phi thông qua tận dụng các hiệp định thương mại tự do.
 
Cần đầu tư công nghệ mới để chế biến tinh bột sắn
 
Ông Lê Thanh Hòa, Phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, sắn và sản phẩm sắn là một trong 13 sản phẩm nông sản chủ lực xuất khẩu của Việt Nam và là nước xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn đứng thứ ba thế giới sau Thái Lan, Campuchia và đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu sau Thái Lan.
 
Khảo nghiệm một số giống sắn có khả năng kháng bệnh khảm tại Quảng Ngãi
Khảo nghiệm một số giống sắn có khả năng kháng bệnh khảm tại Quảng Ngãi

 

Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ sắn và sản phẩm sắn của Việt Nam có nhiều khâu trung gian, cạnh tranh quốc gia thấp do chi phí logistics của Việt Nam cao, hiện nay đang gặp cạnh tranh gay gắt về thị trường xuất khẩu từ các nước Thái lan, Campuchia và Lào.
 
Đa số công nghệ chế biến tinh bột sắn đang được sử dụng ở Việt Nam toàn bộ bột sau khi nghiền ra sẽ được ngâm trong nước rồi sau nhiều lần lắng lọc, bột sẽ được tác ra, như vậy lượng nước thải ra lớn là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
 
Theo ông Hòa, cần đầu tư công nghệ mới để chế biến tinh bột sắn, không dùng hình thức lắng lọc tự nhiên mà dùng hệ thống máy ly tâm, máy tách để rút ngắn khoảng thời gian tách bột xuống còn vài chục phút, các chất thải như nước, bã đều được tập trung gom sạch rồi xử lý theo quy trình. Giảm dần và tiến tới loại bỏ xuất khẩu sắn lát khô và củ sắn tươi. Bên cạnh, khuyến khích hợp tác đầu tư phát triển, mở rộng vùng nguyên liệu là những điều cần làm để nâng cao chất lượng cho củ sắn.
 
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh đề nghị, các bên hợp tác mở rộng, liên kết và chuyên nghiệp hóa vùng nguyên liệu, hợp tác với chuyên gia để tăng giá trị công nghệ trong cây sắn, tăng chế biến sâu.
 
Ông Doanh cũng cho biết, sẽ có đề án phát triển sắn bền vững đến năm 2030 trong năm 2022 để tạo cơ sở phát triển giống, vùng nguyên liệu, giải pháp cho thị trường…
 
 
Thạc sĩ Lê Đại Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    Từ trung tâm huyện Mường Khương (Lào Cai), chúng tôi ngược 30km đèo dốc về Tả Gia Khâu, xã biên giới đặc biệt khó khăn với bốn bề núi đá, nơi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến nhưng cũng còn lắm gian nan.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

Top