Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 1 tháng 4 năm 2021 | 17:35

Tin NN Miền Trung: Dịch viêm da nổi cục diễn ra trên diện rộng

Hiện nay dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò đang có những diến biến phức tạp tại một só tỉnh miền Trung, chỉ trong một thời gian rất ngắn, dịch bệnh đã lây lan ra hầu hết các địa bàn. Để bảo vệ đàn trâu bò, các địa phương cần quyết liệt phòng chống dịch.

Nhiều địa phương của Nghệ An xuất hiện dịch viêm ra nổi cục
 
Hiện nay tại Nghệ An đã có 17/21 huyện, thành xuất hiện bệnh viên da nổi cục trên trâu, bò. Trước đó đã có 12 địa phương có trâu, bò nhiễm bệnh bao gồm: Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Diễn Châu, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, TX. Hoàng Mai, TX. Thái Hòa, Quỳ Châu, Đô Lương và TP. Vinh.
 
lấy-mẫu.jpg
Lực lượng chức năng xã Nghi Đức, TP.Vinh lấy mẫu bệnh phẩm bò nghi nhiễm dịch viêm da nổi cục. (ảnh Báo NA)
 
Nhưng chỉ trong vòng 1 tuần gần đây, Nghệ An có thêm 5 địa phương mới xuất hiện dịch bệnh nguy hiểm này bao gồm: Quỳ Hợp, Cửa Lò, Nam Đàn, Thanh Chương và Quế Phong.
 
Tính đến 1/4/2021, dịch viêm da nổi cục đã xảy ra trên diện rộng với 17/21 địa phương có dịch, chỉ còn 4 huyện chưa xuất hiện dịch này là: Tương Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông và Yên Thành. Tổng số trâu, bò mắc bệnh là 668 con ở 481 hộ chăn nuôi.
 
nghệ-an.jpg
Người dân cần tăng cường dọn vệ sinh, diệt côn trùng tại chuồng trại để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh (ảnh Báo NA)
 
Các huyện có ổ dịch nhiều bao gồm: Diễn Châu, Nghi Lộc (14 ổ dịch/huyện); Nghĩa Đàn 10 ổ dịch, Đô Lương 9 ổ dịch. Một số ổ dịch có tổng số con mắc bệnh nhiều, diễn biến phức tạp như xã Vĩnh Sơn (Anh Sơn), phường Quỳnh Xuân (TX. Hoàng Mai)...
 
Hiện, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đang chỉ đạo các địa phương gấp rút đăng ký để tiêm vắc-xin viêm da nổi cục trên diện rộng.
 
Hà Tĩnh cũng đang căng mình phòng chống dịch viêm da nổi cục
 
Bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đã xuất hiện tại Hà Tĩnh từ cuối năm trước, đến nay hầu hết các địa phương của tỉnh đều có trâu, bò mắc bệnh dịch này.
 
Đức Thọ, 16/16 xã, thị trấn đã có dịch viêm da nổi cục với 486 con trâu, bò mắc bệnh. Sau khi triển khai tiêm vắc-xin thử nghiệm trên 200 con trâu, bò tại 3 xã: Tùng Châu, Liên Minh và Bùi La Nhân, đến nay, sau 7 ngày, số trâu bò được tiêm thí điểm tại 3 xã nói trên đều phát triển bình thường, không có các biểu hiện khác thường sau tiêm.
 
vũ-quang.jpg
Lãnh đạo huyện và ngành chức năng Vũ Quang kiểm tra công tác phòng dịch viêm da nổi cục tại xã Đức Bồng
 
Theo lãnh đạo huyện cho biết, trong sáng 31/3, 16/16 xã thị trấn đã đồng loạt triển khai tiêm vắc-xin trên đàn trâu bò, trong đó thị trấn Đức Thọ, xã Liên Minh, Tùng Châu quyết tâm hoàn thành tiêm vắc-xin trên đàn trâu bò trong ngày hôm nay 31/3. Huyện đang phấn đấu đến ngày 6/4 sẽ hoàn thành việc phòng 12.000/17.000 con (trong đó 5.000 con dưới 3 tháng tuổi không phải tiêm).
 
Tại huyện Vũ Quang từ ngày 17/3 đến nay, dịch viêm da nổi cục đã lây lan ra 10 xã, thị trấn, với 134 con bị nhiễm bệnh, trong đó có 2 con bị chết.
 
Để khống chế dịch, huyện Vũ Quang đã cung cấp hơn 700 lít hóa chất cho 10 xã, thị trấn tiến hành phun tiêu độc xử lý môi trường và trong ngày 1/4 sẽ tiến hành tiêm vắc-xin phòng bệnh cho hơn 13.000 con trâu, bò trên địa bàn.
 
Bên cạnh đó, huyện cũng đã yêu cầu các địa phương vào cuộc quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh; tiếp tục tuyên truyền cảnh báo đến các hộ chăn nuôi về tình hình dịch bệnh để người dân chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi.
 
 
Huyện Lệ Thủy đã công bố dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò tại xã Phú Thủy
 
Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy đã ký quyết định công bố dịch bệnh viên da nổi cục (VDNC) trên đàn trâu bò tại xã Phú Thủy
 
Tính đến trưa ngày 1/4, trên địa bàn huyện Lệ Thủy có 307 con trâu bò bị ốm do mắc bệnh và nghi mắc bệnh viêm da nổi cục (VDNC) tại 13 xã, thị trấn, trong đó xã Phú Thủy có 88 con. Hiện, có 4 địa phương gồm: xã Sen Thủy, Sơn Thủy, Ngân Thủy, thị trấn nông trường Lệ Ninh đã có mẫu xét nghiệm khẳng định có trâu bò mắc bệnh VDNC từ Chi cục Thú y vùng 3.
 
lệ-thủy.jpg
Người dân huyện Lệ Thủy đang chăm sóc, nuôi nhốt bò trong thời gian có dịch viêm da nổi cục.
 
Quyết định công bố dịch bệnh VDNC trên trâu bò tại xã Phú Thủy được tính từ ngày 26/3/2021. Trong thời gian có dịch, địa phương cần tạm dừng các hoạt động mua bán, vận chuyển trâu bò và các sản phẩm của trâu bò ra, vào vùng dịch (trừ trường hợp trâu bò khỏe mạnh, có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút gây bệnh VDNC).
 
Bệnh viêm da nổi cục (tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là LSD), còn được gọi là bệnh viêm da nổi cục truyền nhiễm hoặc bệnh da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Vi rút không gây bệnh trên người. Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp.
 
Dịch bệnh xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất, gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng và có thể chết, gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại.
 
Kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh tại các nước Châu Âu và Tây Á cho thấy các biện pháp phòng, chống bệnh chính bao gồm: Phát hiện sớm các trường hợp trâu, bò mắc bệnh; tiêu hủy trâu, bò mắc bệnh; tiêm phòng vắc xin viêm da nổi cục cho trâu, bò.
 
Đối với những nước không có dịch bệnh, cần hạn chế nhập khẩu trâu, bò và một số sản phẩm trâu, bò; áp dụng biện pháp giám sát phát hiện bệnh trong phạm vi tối thiều là 20km từ quốc gia hoặc vùng có dịch.
 
Đối với những nước có dịch bệnh, hạn chế vận chuyển trâu, bò trong khu vực có dịch; tiêu hủy trâu bò biểu hiện triệu chứng lâm sàng và tiêm phòng.
 
 
 
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top