Tin NN miền Trung: Tập trung cao độ chống dịch, giá thức ăn cao, người chăn nuôi gặp khó
Các tỉnh miền Trung đang phải đối diện cùng lúc hai bệnh dịch trên đàn gia súc, đó là dịch viêm da nổi cục và TLCP, bên cạnh đó giá thức ăn chăn nuôi lên cao, khiến cho người chăn nuôi gặp khó.
Chính quyền các cấp triển khai công tác phòng chống dịch, bệnh
Đứng trước tình hình dịch bệnh trên đàn trâu, bò đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến chăn nuôi của người nông dân trên địa bàn.
Ngày 5/4 vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai cấp bách các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Nghệ An, từ 30/3/2021 đến nay, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 1.762 hộ, 386 xóm, 145 xã, 19 huyện, với tổng số lợn đã tiêu hủy là 4.794 con, tổng trọng lượng 295.688 kg.
Trên địa bàn tỉnh đang có 106 ổ dịch tại 17 huyện, thành phố, thị xã chưa qua 21 ngày. Các ổ dịch phát sinh đều từ ổ dịch cũ năm 2019, 2020 và xảy ra rải rác tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Các huyện có số ổ dịch và số lượng lợn tiêu hủy nhiều là Thanh Chương, Đô Lương, Yên Thành và Diễn Châu.
Hiện tại, đang xảy ra 81 ổ dịch VDNC thuộc 17 huyện, thành, thị chưa qua 21 ngày. Số bò mắc bệnh hiện tại là 648 con bò của 464 hộ chăn nuôi ở 168 xóm.
Tại hội nghị, lãnh đạo UBND tỉnh đã yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị xã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, đặc biệt là bệnh DTLCP, VDNC; khảm lá sắn, sâu bệnh trên cây lúa vụ xuân; thành lập các đoàn chỉ đạo sản xuất, bám sát cơ sở để tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ.
Vào chiều 8/4, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh để bổ cứu công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt chủ trì hội nghị.
Tính từ đầu năm đến nay, DTCLP đã tái phát tại 77 xã thuộc 11 huyện, thành phố, thị xã khiến hơn 5.200 con lợn với khối lượng trên 393 tấn bị chết, buộc phải tiêu huỷ. Dịch đang diễn biến theo chiều hướng gia tăng nhanh vì độc lực vi-rút mạnh.
Ngoài ra, dịch lở mồm long móng cũng đã được phát hiện tại xã Phù Lưu (Lộc Hà) khiến 16 con trâu, bò mắc bệnh.
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đề nghị huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; gắn trách nhiệm với người đứng đầu để đảm bảo công tác phòng, chống dịch và coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách.
Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng
Giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua liên tục tăng cao với nhiều đợt, trung bình mỗi đợt tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/bao
Nhiều loại thức ăn đã có mức chênh lệch từ 30.000 - 45.000 đồng/bao (loại 25 kg) so với trước đó. Giá neo ở mức rất cao so với nhiều năm trở lại đây nhưng có nhận định vẫn cho rằng, giá thức ăn chăn nuôi sẽ vẫn ở mức cao bởi nhiều yếu tố chi phối.
Nguyên nhân theo ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng, giá thức ăn chăn nuôi tăng vừa qua bởi Trung Quốc gia tăng nhập khẩu với số lượng lớn. Ngoài ra, do dịch COVID-19 nên việc vận chuyển khó khăn gây đứt đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng nguồn cung nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Ông Nguyễn Quốc Toản ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên tự mua nguyên liệu và phối trộn thành thức ăn. Ông Toản đánh giá, nguyên liệu đầu vào tăng quá cao so với năm ngoái, giá ngô từ trên 4.000 lên (2020) trên 7.000 đồng/kg, còn đậu tương từ 8.000 đồng/kg lên gần 13.000 đồng/kg và giá vẫn đang có sự biến động tăng giảm, chưa thấy sự ổn định.
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, với tình hình tăng như hiện nay khả năng các doanh nghiệp sẽ tăng lên tiếp. Nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào thế giới, nếu giá xuống thì giá về Việt Nam mới xuống được.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2013, giá nguyên liệu thức ăn cũng đã từng tăng cao tương đương như hiện nay. Cụ thể, năm 2013 giá ngô là 7.200 đồng/kg, trong quý I/2020 là gần 7.400 đồng/kg; giá khô đậu tương năm đó là gần 13.900 đồng/kg còn nay là trên 13.500 đồng/kg...
Bởi vậy, giá thức ăn chăn nuôi vừa qua tăng cao do nguyên nhân chính là giá nguyên liệu tăng. Cụ thể, những nguyên liệu chính để chế biến thức ăn chăn nuôi đều tăng như: ngô tăng 31,4%, cám mỳ 34%, khô đậu tương tăng 41%, DDGS (bã rượu khô) tăng 54%... Giá thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh vừa qua tăng từ 7-10%, tương đương từ 700 - 1.000 đồng/kg. Như vậy, giá nguyên liệu đang tăng hơn nhiều so với giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm.
Trên thị trường nông sản thế giới, giá nhiều loại nguyên liệu như ngô, đậu tương vẫn tăng và ở mức cao. Cụ thể, trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), Mỹ, giá các loại nông sản giao kỳ hạn trong phiên ngày 7/4 là giá ngô là 5,605 USD/bushel, giá lúa mỳ là 6,1625 USD/bushel, còn giá đậu tương là 14,0875 USD/bushel.
Trong khi trước đó, giá phiên giao dịch ngày 31/12/2020, giá ngô là 4,84 USD/bushel, giá lúa mỳ là 6,405 USD/bushel, còn giá đậu tương là 13,11 USD/bushel.
Không chỉ thức ăn gia súc, gia cầm tăng mà giá thức ăn cho thủy sản cũng tăng mạnh. Giá nhiều loại thức ăn chăn nuôi dành cho tôm, như: Hi-Gro, AnCo, Vina, Green Feed, Dabaco…hiện có giá từ 220.000-450.000 đồng/bao/25kg, tăng 20.000-30.000 đồng/bao.
Không chỉ các hộ chăn nuôi gặp khó mà ngay cả các chủ đại lý kinh doanh cũng lo ngại vì giá TĂCN liên tục tăng.
Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, không chỉ có bệnh VDNC mà còn có cả bệnh TLCP, bên cạnh đó giá thức ăn chăn nuôi cũng tăng đáng kể, điều này đang gây nhiều khó khăn cho người chăn nuôi trên địa bàn các tỉnh miền Trung.
Điều quan trọng hàng đầu trong lúc này phải kiếm soát được tình hình dịch bệnh, xử lý những con trâu, bò đã nhiễm bệnh, tiêm phòng cho số trâu, bò còn lại chưa nhiễm bệnh, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển trâu, bò từ vùng có dịch, không cho vận chuyển sang vùng chưa có dịch, bảo vệ đàn trâu, bò của bà con nông dân.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.