Ngày 22/3, Tổng công ty Sông Gianh khu vực miền Bắc tổ chức Hội nghị khách hàng thân thiết tại Thái Nguyên, thu hút gần 400 khách hàng và đại diện các nhà phân phối phân bón Sông Gianh tham dự.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Phan Xuân Hòe, Phó chủ tịch HĐQT Tổng công ty Sông Gianh, Giám đốc phụ trách miền Bắc, cho biết, với mục tiêu lấy chất lượng sản phẩm và quyền lợi của khách hàng là mục tiêu sống còn của Tổng công ty Sông Gianh, các khách hàng thân thiết và các nhà phân phối đã cùng chúng tôi đưa các sản phẩm mang nhãn hiệu Sông Gianh trở thành thương hiệu mạnh hàng đầu trong lĩnh vực phân bón.
Hôm nay, Tổng công ty Sông Gianh trân trọng tổ chức Hội nghị gặp mặt khách hàng thân thiết tỉnh Thái Nguyên. Đây là dịp để Công ty cùng quý khách hàng gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, những khó khăn, cơ hội trong kinh doanh phân bón; thúc đẩy mối quan hệ thân thiết, hoàn thiện hơn nữa hệ thống phân phối sản phẩm tại thị trường cả nước nói chung và thị trường Thái Nguyên nói riêng. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hiệu quả hơn, bền chặt hơn trong thời gian tới.
Với gần 30 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, thương hiệu phân bón Sông Gianh đã tạo được uy tín ở trong và ngoài nước. Sản phẩm của công ty được bà con nông dân trên mọi miền của Tổ quốc tin dùng; Tổng công ty vinh dự được đón nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các tổ chức, hiệp hội.
Có được những thành công này, có sự đóng góp to lớn của quý khách hàng trên mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là quý khách hàng tỉnh Thái Nguyên. Qua đây, thay mặt Tổng Công ty Sông Gianh, xin trân trọng ghi nhận và xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới sự đóng góp quý báu đó.
Thái Nguyên là tỉnh có nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, với hệ thống cây trồng đa dạng, đặc biệt đây là vùng chuyên canh cây chè nổi tiếng và chủ lực nhất của cả nước, diện tích canh tác chè năm 2016 đạt 18.500 ha. Một số vùng chè trọng điểm nổi tiếng như: Vùng chè Tân Cương (T.P Thái Nguyên), vùng chè La Bằng (huyện Đại Từ), vùng chè Trại Cài - Minh Lập (Đồng Hỷ), được canh tác theo mô hình chè VietGAP, tiêu chuẩn UTZ, đủ điều kiện xuất khẩu sang các nước Trung Đông, một số nước châu Á và Đông Âu.
Nắm bắt được tình hình chung đó, những năm qua, Tổng Công ty Sông Gianh đã nghiên cứu, phối hợp với các nhà phân phối, đại lý để cung cấp những sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cây chè, đặc biệt là dòng phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng, giúp cây chè phát triển cân đối, không để lại tàn dư hóa học trong sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng để xuất khẩu.
"Trong việc hoạch định chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, Thái Nguyên là thị trường đặc biệt, những quý khách hàng tại Hội nghị ngày hôm nay là đối tác chiến lược, thắm tình đoàn kết, hữu nghị. Chúng tôi cam kết sẽ giành những ưu đãi đặc biệt về chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo nhất đến khách hàng", ông Hòe nói.
Tại Hội nghị, Tổng công ty Sông Gianh đã giới thiệu tính ưu việt, vượt trội so với công nghệ cũ như: nén hàm lượng đạm và tổng hàm lượng dinh dưỡng cho cây trồng cao hơn gấp bội, lại dễ dàng đưa các hoạt chất chống thất thoát đạm, tăng cường hiệu quả sử dụng lân vào viên phân. Giảm lượng bón mà vẫn đạt năng suất cây trồng tối đa. Sản xuất NPK một hạt trên nền urê hóa lỏng là sản phẩm phân bón đặc biệt, cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng rất cao cho cây trồng. Tiết kiệm được công vận chuyển, công rải phân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…, góp phần loại trừ được các loại NPK làm giả, làm nhái gây thiệt hại cho nhà nông..
Phát biểu tại Hội nghị, GS. TS Ngô Thế Dân, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, cho biết, nước ta có hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón với 5.000 loại phân khác nhau nhưng Tổng công ty Sông Giang đang đứng trong tốp đầu về sản xuất phân bón vi sinh, giải quyết được vấn nạn sử dụng phân bón vô cơ quá nhiều, sử dụng không đúng cách, đúng thời điểm.
Năm 2018, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đặt ra kế hoạch phải xuất khẩu khoảng 5 tỷ USD từ rau quả, 22 tỷ USD đối với sản phẩm trồng trọt. Đây là cơ hội rất lớn để Tổng công ty Sông Gianh phát huy thế mạnh của mình. Tuy nhiên, công ty cũng đối mặt với nhiều cơ sở sản xuất phân bón, đối mặt với nhiều loại phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Thời gian tới, Hội Làm vườn sẽ vận động hội viên, nông dân sử dụng phân bón hữu cơ đúng lúc, đúng cách để sản xuất ra sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Kim Khoán, Phó giám đốc kỹ thuật Tổng công ty Sông Gianh khu vực miền Bắc, cho biết: Những năm gần đây, thị trường phân bón ở nước ta khá lộn xộn. Nhiều loại phân bón chất lượng rất thấp nhưng vẫn đưa ra thị trường bán. Có những vùng người dân mua phân với giá cao nhưng về bón không hiệu quả.
Ông Khoán lấy ví dụ: Phân bón vi sinh nhưng không có vi sinh, hay nguyên liệu bằng vôi, bằng rác thải về chế biến thành phân vi sinh. Vô hình chung chúng ta đang bón thạch tín, bón kim loại nặng và một số độc tố khác làm cho môi trường bị mất cân đối, tạo ra ngộ độc đất, không thu được lợi nhuận cao trên đơn vị diện tích.
Tổng công ty Sông Gianh thành lập từ năm 1988, có bề dày về sản xuất phân bón. Đặc biệt là sản xuất theo công nghệ sinh học của Canada, cho ra những sản phẩm vừa cải tạo môi trường, vừa cân bằng sinh học trong đất và trong nước, tạo ra sản phẩm sạch không có kim loại nặng, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Qua đây, chúng tôi đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra để những cơ sở không đủ điều kiện không cho sản xuất phân bón. Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các bộ thường xuyên về cơ sở để kiểm tra các vùng đất đang bị ngộ độc gì, đang có bất cập gì về môi trường để có hướng khắc phục. Đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho nhà sản xuất phân hữu cơ vì giá bán phân hữu cơ rẻ nên lợi nhuận thấp. Đồng thời có chính sách hỗ trợ sử dụng phân bón hữu cơ để người dân sử dụng,tạo ra sản phẩm sạch.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…