Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 12 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 28 tháng 9 năm 2016 | 3:48

XDNTM ở Bình Định còn nhiều khó khăn

Là xã nông nghiệp của huyện Lương Tài (Bắc Ninh), cuộc sống của người dân Bình Định còn gặp không ít khó khăn. Các tuyến đường giao thông không thuận lợi nên việc đi lại, giao thương giữa các vùng còn hạn chế. Từ khi triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), diện mạo xã đã có sự chuyển biến đáng ghi nhận.

Ong Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch UBND xã Bình Định, cho biết: Xã xác định sản xuất nông nghiệp là hướng đi chủ đạo, là nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế nhằm làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Vì thế, những năm qua, ngoài việc tìm cây - con có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất, chăn nuôi, địa phương rất chú trọng đến việc tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG về XDNTM, Bình Định còn quan tâm đến công tác chỉnh trang, quy hoạch đồng ruộng.

Xã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng dần chất lượng sản phẩm. Các đề án, dự án phát triển sản xuất đã và đang được xây dựng, thực hiện: Chân ruộng 3 vụ 101,8ha, vùng lúa năng suất cao 172,5ha, vùng lúa chất lượng cao 304,1ha, quy hoạch vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản 34,42ha… Chỉ tính riêng cây lúa, năm 2015, tổng diện tích gieo cấy là 1.051,7ha, đạt 99,46% kế hoạch, năng suất bình quân 59,92 tạ/ha. Tổng sản lượng lúa, 6.306,7 tấn, lương thực bình quân 604 kg/người/năm. Ngoài ra, trên địa bàn có 94 cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó sản xuất tiểu thủ công nghiệp 41 cơ sở, chế biến lương thực thực phẩm 15, chăn nuôi tập trung 38, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Tỷ lệ trẻ em phổ cập giáo dục  đúng độ tuổi đạt 100%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục đi học THPT, bổ túc, trường nghề đạt 99,1%. 63% dân số tham gia bảo hiểm y tế; 90% số hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, 80% số thôn đạt chuẩn Làng văn hóa; 87,9% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; thu nhập đạt 18 triệu đồng/người/năm; hộ nghèo còn 4,45%... 

Sau hơn 5 năm triển khai XDNTM, Bình Định đã đạt 13/19 tiêu chí; 6 tiêu chí chưa đạt gồm: quy hoạch, giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo.

Là xã nông nghiệp nên thời gian tới, để thực hiện các hạng mục của các tiêu chí còn lại sẽ gặp nhiều khó khăn. Bình Định tiếp tục xác định tuyên truyền, vận động để người dân thực sự thấy được XDNTM mang lại nhiều lợi ích, chính nhân dân là người được hưởng thụ là nhiệm vụ ưu tiên đi trước. Trên cơ sở đó, đảng viên, đội ngũ cán bộ xã được phân công nắm bắt tâm tư, nguyện vọng người dân, lắng nghe để hiểu và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc nảy sinh. Xã mong muốn có sự đồng thuận, ủng hộ cao của cán bộ và người dân để từng bước thực hiện  các tiêu chí còn lại, mỗi năm phấn đấu hoàn thành 1 tiêu chí, đến năm 2020  sẽ hoàn thành 19/19 tiêu chí.

Các tiêu chí còn lại cần kinh phí khá lớn để thực hiện như giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, trường học… Chính vì vậy, Bình Định mong Nhà nước,  tỉnh Bắc Ninh, huyện Lương Tài tạo điều kiện hỗ trợ nguồn kinh phí để Chương trình XDNTM trên địa bàn hoàn thành đúng kế hoạch.

 Sơn Đức

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top